Ngày 15/2/2014, Chánh Thanh tra NHNN, Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết con số nợ xấu cập nhật tính đến hết năm 2013 là 5,56%. Tuy nhiên, chỉ 3 ngày sau đó, NHNN thông báo, báo cáo của các NHTM cho biết, tỷ lệ nợ đến hết năm 2013 xuống chỉ còn 3,63%. Cũng theo số liệu của NHNN, tính tới hết tháng 2/2014, nợ xấu trong toàn hệ thống là 308.000 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 9,71%. Vậy nhƣng, tại buổi họp báo thƣờng kỳ tháng 4/2014, NHNN đã chính thức công bố con số nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD tính đến cuối tháng 2/2014 là 3,86% tổng dƣ nợ, tƣơng đƣơng 122.000 tỷ đồng.
Trƣớc đó, hồi tháng 2/2014, khi tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s công bố báo cáo triển vọng về hệ thống ngân hàng 2014, trong đó đánh giá tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ít nhất phải chiếm 15%. Ngay sau báo cáo của Moody’s, NHNN đã có ý kiến cho rằng, diễn biến nợ xấu đã có những tín hiệu khả quan. Đến cuối tháng 12/2013, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống đã giảm mạnh về mức 3,63% tổng dƣ nợ. Còn nếu tính toán một cách thận trọng, nợ xấu bao gồm cả nợ xấu đƣợc cơ cấu lại theo Quyết định 780/2012/ QĐ-NHNN thì tỷ lệ nợ xấu cũng chỉ khoảng 9%. [41]
Nợ xấu giảm chủ yếu do các TCTD đã tích cực tự xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro tín dụng và thực hiện Thông tƣ 02/2013/QĐ – NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, thay thế cho Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/4/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ - NHNN ban hành ngày 25/4/2007 về sửa đổi, bổ sung Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN về phân lợi nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.
Năm 2013, nhiều ngân hàng đạt lợi nhuận thuần ở mức khá cao, vƣợt kế hoạch đề ra, nhƣng do yêu cầu của NHNN buộc các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ để xử lý nợ xấu, nên lợi nhuận trƣớc thuế sau dự phòng nằm ở mức thấp. Ở nhóm các NHTM nhà nƣớc, theo báo cáo tài chính BIDV đạt lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trƣớc dự phòng rủi ro 11.846 tỷ đồng, nhƣng sau khi
78
trích lập dự phòng đến 6.536 tỷ đồng, lợi nhuận trƣớc thuế chỉ còn 5.311 tỷ đồng. Theo đó, Vietcombank đã phải trích lập dự phòng rủi ro đến 3.544 tỷ đồng, kéo giảm lợi nhuận trƣớc thuế chỉ còn 5.744 tỷ đồng. VietinBank cũng thông báo trích lập dự phòng khoảng 4.123 tỷ đồng, nên lợi nhuận trƣớc thuế cả năm chỉ đạt 7.753 tỷ đồng [33]
Năm 2013, toàn hệ thống ngân hàng đã xử lý 30% tổng nợ xấu, tƣơng đƣơng 100.000 tỷ đồng và năm 2014 dự kiến sẽ xử lý phần lớn số còn lại. Nhƣ vậy, cuối 2014 nợ xấu toàn hệ thống có thể ở mức 3-3,5%.
Trƣớc đó, tại buổi họp báo “Triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2014” Vụ Trƣởng Vụ chính sách Tiền tệ Nguyễn Thị Hồng cho biết, đến hết tháng 10/2013 các TCTD trên toàn quốc đã trích lập dự phòng rủi ro và đã chủ động xử lý
nguồn này đƣợc 105,9 tỷ đồng nợ xấu. Có thể thấy rằng, việc các ngân hàng trích
lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu không phải là một biện pháp tối ƣu, giúp giải quyết đƣợc tận gốc nợ xấu. Nhƣ lời Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Quyền Chánh thanh
tra giám sát NHNN thì: “ Dự phòng rủi ro và tài sản bảo đảm sẽ giúp cho nợ xấu
không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các TCTD. Thế nhưng, việc một khoản tiền lớn lên tới trên 200 nghìn tỷ đồng không thể đưa vào lưu thông, bị chôn ở các tài sản bảo đảm sẽ gây lãng phí lớn cho xã hội, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn