Về phƣơng thức mua, bán nợ

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 60)

Theo Quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN thì việc mua, bán nợ đƣợc thực hiện theo một trong hai phƣơng thức sau do các bên tham gia lựa chọn:

Một là, Mua, bán nợ thông qua đấu giá các khoản nợ thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản;

53

Hai là, Mua, bán nợ thông qua đàm phán trực tiếp giữa bên bán nợ và bên mua nợ hoặc thông qua môi giới.

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 17/2010/NĐ – CP ngày 04

tháng 3 năm 2010 về bán đấu giá tài sản thì chủ thể thực hiện bán đấu giá gồm: Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản; doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề có kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp bán đấu giá tài sản) và theo Điều 20 Nghị định 17/2010/NĐ – CP quy định về Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trƣờng hợp đặc biệt đƣợc thành lập để bán đấu giá tài sản nhà nƣớc, tài sản là quyền sử dụng đất có giá trị lớn, phức tạp hoặc trong trƣờng hợp không thuê đƣợc tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện việc bán đấu giá. Tuy nhiên, trong thực tế thời gian qua, để bán đấu giá các khoản nợ cho vay của mình, một số TCTD đã liên hệ với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thì đƣợc Trung tâm cho biết, hiện nay Trung tâm chƣa đƣợc hƣớng dẫn cụ thể về nghiệp vụ đấu giá nợ. Do vậy, việc bán nợ của TCTD thông qua đấu giá chƣa thể thực hiện đƣợc.

Thứ hai, quy định về xác định giá khởi điểm, pháp luật hiện hành còn một số

bất cập. Căn cứ vào điểm e Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 17/2010/NĐ – CP, đối với tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức có yêu cầu bán đấu giá, thì giá khởi điểm do tổ chức, cá nhân tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác xác định. Trƣờng hợp này thì giá bán nợ của TCTD chủ yếu là do chính TCTD tự xác định mà không cần phải thông qua cơ quan định giá, nhƣ vậy TCTD sẽ không khách quan khi đƣa ra một mức giá hợp lý cho khoản nợ cần bán. TCTD có thể đẩy giá của khoản nợ lên cao hơn so với giá trị thực tế trên thị trƣờng và trong trƣờng hợp các ngân hàng cố tình xác định giá khởi điểm thấp hơn so với giá tài sản cùng loại đƣợc bán trên thị trƣờng tại thời điểm bán đấu giá, nhằm bán đƣợc tài sản cho các AMC trực thuộc ngân hàng của mình. Nếu điều này xảy ra thì cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm giải quyết?.

Việc xác định bán tài sản cao hơn giá thị trƣờng nói trên thì cung - cầu sẽ không gặp nhau, dẫn đến các khoản nợ xấu vẫn còn tồn tại và các TCTD thì thiếu

54

vốn để đầu tƣ vào các dự án khác; bán tài sản thấp hơn giá thị trƣờng thì số tiền thu đƣợc từ việc bán đấu giá tài sản thế chấp không đủ để ngƣời thế chấp trả đƣợc hết nợ cho ngân hàng. Nhƣ vậy, pháp luật cần quy định đối với các khoản nợ của TCTD cần có một tổ chức định giá độc lập tham gia vào quá trình thẩm định giá bán nợ nhằm tránh tình trạng giá bán nợ quá cao hoặc quá thấp ảnh hƣởng đến quyền lợi của các bên tham gia vào hoạt động mua, bán nợ.

Hoạt động của các TCTD, đa số các khoản nợ cho vay của TCTD có giá trị lớn cả về giá trị và số lƣợng và hoạt động mua, bán nợ là một nghiệp vụ diễn ra tại TCTD nhằm cơ cấu lại nợ, lành mạnh hóa bảng cân đối tài chính đặc biệt là đối với các ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc. Vì vậy, cần có văn bản hƣớng dẫn để hoạt động mua, bán nợ của TCTD đƣợc diễn ra nhanh chóng, đúng trình tự; giảm rƣờm rà hà về thủ tục, gây chậm trễ trong quá trình mua, bán nợ, làm mất cơ hội của TCTD trong việc thay đổi cơ cấu đầu tƣ, kinh doanh. Trên thị trƣờng mua, bán nợ đối với các nhà đầu tƣ thì thông tin về doanh nghiệp khách nợ là căn cứ quan trọng để ra quyết định mua nợ. Khi thông tin sai lệch sẽ dẫn đến những rủi ro trong quá trình ra quyết định của nhà đầu tƣ. Chính vì vậy, pháp luật cần có quy định và chế tài xử phạt đối với các TCTD cung cấp thông tin sai lệch cho các nhà đầu tƣ.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)