Thực trạng nợ xấu

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 30)

Trong một thời gian dài chúng ta đã quá quen thuộc với việc các TCTD công

bố các khoản lãi khủng, với những khoản lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, thời gian gần đây: tăng trƣởng tín dụng thấp; tình trạng nợ xấu gia tăng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ; con số nợ xấu đƣợc ghi nhận lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Nhƣ vậy, nợ xấu tại các TCTD thực trạng và giải pháp để giải quyết nợ xấu đang là vấn đề rất “nóng” và “trọng yếu” cần đƣợc kịp thời xử lý hiện nay.

Theo số liệu của NHNN, từ năm 2008 đến nay, nợ xấu của các TCTD tại Việt Nam có xu hƣớng tăng nhanh. Trung bình giai đoạn 2008 - 2011, dƣ nợ bình quân nợ xấu khá cao, khoảng 51%. Theo báo cáo của các ngân hàng thƣơng mại, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành tại thời điểm 30-11-2012 là 3,43%, song theo báo cáo của NHNN trƣớc Quốc hội, nợ xấu tại thời điểm thanh tra của NHNN là 8,82% tổng dƣ nợ tín dụng của nền kinh tế, khoảng 250.000 tỷ đồng (khoảng 12 tỷ USD), tƣơng đƣơng 10% GDP. Ngoài ra, con số nợ xấu này chƣa tính đến nợ tồn đọng xây dựng cơ bản (chủ yếu của các địa phƣơng), hiện đang dự tính khoảng 90.000 tỷ đồng. Theo các chuyên gia kinh tế, nợ xấu tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản và

23

chứng khoán; trong đó nợ xấu tại khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc rất lớn. Những số liệu của một số nhà nghiên cứu cho thấy, khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc hiện đóng góp vào 70% nợ xấu của toàn hệ thống, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu. Xu hƣớng gia tăng nợ của các doanh nghiệp sẽ góp phần làm cho tình hình nợ xấu của các TCTD ngày càng nghiêm trọng hơn. Nợ xấu theo nhóm ngành nghề của các TCTD cũng tăng, trong đó có 6 ngành kinh tế chiếm tỷ lệ nợ xấu cao nhất, là: công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 22,5% tổng nợ xấu toàn hệ thống; hoạt động kinh doanh bất động sản và dịch vụ là 7,83% và 19,25%; buôn bán, sửa chữa, ô tô, xe máy 18,52%; vận tải, kho bãi chiếm 11% và xây dựng là 9,5%. Việc gia tăng nợ xấu nhóm thƣơng mại và dịch vụ, trong đó có ngành vận tải biển, cho thấy khó khăn của thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trong nƣớc và quốc tế đã tác động mạnh đến ngành này.[32]

Bảng 1.1: Nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008- 2012

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng nợ xấu (tỷ đồng) 26.970 35.875 49.064 85.967 185.205 Tổng dƣ nợ (tỷ đồng) 1.242.857 1.750.000 2.271.500 2.504.911 3.086.750 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dƣ nợ (%) 2,17 2,05 2,16 3,43 6

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHNN Việt Nam giai đoạn 2008-2012

Chỉ đến cuối quý II/2012, những con số có tính xác thực nhất về nợ và nợ xấu bất động sản mới đƣợc công bố. Một báo cáo "bất ngờ" của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã cung cấp cho giới đầu tƣ, và đặc biệt là ngƣời dân, một cái nhìn toàn diện hơn nhiều về thực trạng này.

Tính đến thời điểm cuối năm 2011, tổng dƣ nợ cho vay bất động sản là 348.000 tỷ đồng. Theo nhận định của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, con số này vƣợt hơn 1,8 lần so với con số đã đƣợc các ngân hàng công bố trƣớc đây, tức khoảng xấp xỉ 200.000 tỷ đồng. Bộ Xây dựng và NHNN chính là hai địa chỉ đã phát

24 ra con số ƣớc đoán chƣa thể trọn vẹn ấy.

Cũng theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, số nợ xấu bất động sản tại các ngân hàng cao gấp 8 lần so với số liệu do chính các ngân hàng này thông tin. Điều đó cũng có nghĩa là trong một thời gian khá dài, từ tháng 6/2011 - thời điểm lần đầu tiên diễn ra "biến động" trong hệ thống ngân hàng về tình trạng nợ xấu, khi khối ngân hàng buộc phải kéo giảm tỷ lệ cho vay phi sản xuất về mức 22% theo yêu cầu của NHNN, cho đến gần đây hầu hết các ngân hàng vẫn cố ém nhẹm con số dƣ nợ cho vay thực tế và kéo theo đó là tỷ lệ nợ xấu mà đã trở nên nguy hiểm đối với họ.

Không quá trái ngƣợc với những đồn đoán của dƣ luận giới đầu tƣ, BIDV đã trở thành "quán quân" về dƣ nợ cho vay xây dựng - hơn 42.000 tỷ đồng. Tiếp theo đó là ngân hàng Vietinbank - 41.000 tỷ đồng. Cả hai ngân hàng này đều có tỷ lệ cho vay bất động sản và xây dựng chiếm 14% trong tổng dƣ nợ. ACB và Sacombank cũng nằm trong danh sách "top 10".

Rõ ràng, những tỷ lệ trên không thể đƣợc coi là an toàn so với điều mà các ngân hàng thƣờng tuyên bố - tỷ lệ an toàn cho phép chỉ từ 3-5%. Rải rác trong những công bố và báo cáo trƣớc đây, ngoại trừ Agribank thừa nhận tỷ lệ nợ xấu trên 6%, còn các ngân hàng khác đều không chấp nhận thực tại nhƣ những gì đã xảy ra. Tuy vậy, thời gian gần đây lại xuất hiện một ƣớc đoán từ giới chuyên gia ngân hàng. Theo đó, có khả năng đến 50% nợ bất động sản và xây dựng đang có nhiều triển vọng trở thành nợ khó đòi. Cũng có nghĩa là một nửa trong số nợ bất động sản có khả năng không cánh mà bay.

Cũng trong báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tổng giá trị các khoản cho vay vào hai lĩnh vực bất động sản và xây dựng của 10 ngân hàng có số dƣ nợ lớn nhất đƣợc thống kê là 147 nghìn tỷ, bằng khoảng 73% dƣ nợ bất động sản đƣợc các ngân hàng báo cáo cuối năm 2011. Nếu so với con số điều chỉnh của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tỷ lệ này chiếm 42%.Nhƣ vậy, nếu tính đúng và đủ trên cơ sở con số 348.000 tỷ đồng dƣ nợ bất động sản mà Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia công bố, khoản dƣ nợ bất động sản của 10 ngân hàng trên phải là 254.000 tỷ đồng, chứ không chỉ là 147.000 tỷ đồng theo báo cáo của ngân hàng.

25

Có một chi tiết trùng hợp khá ngẫu nhiên nhƣng lại rất đáng so sánh: 254.000 tỷ

đồng trên lại đúng bằng con số dƣ nợ cho vay bất động sản mà trong một vài thông tin không chính thức, công bố vào thời điểm cuối năm 2011. Sự trùng hợp này cho thấy nhiều khả năng vẫn còn khoảng 1/3 số dƣ nợ không có địa chỉ rõ ràng. [44]

Những tháng đầu năm 2013, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng cao ở mức 4,67% (vào

tháng 4-2013) và đến tháng 6 giảm xuống còn 4,46%. Mức giảm này đƣợc NHNN đánh giá là do các ngân hàng thƣơng mại đã tăng cƣờng trích lập dự phòng rủi ro theo quy định, thu hồi và xử lý nợ xấu. Tuy vậy, con số này vẫn đƣợc xem là cao vì theo ƣớc tính thì nó chiếm khoảng gần 6% GDP và vẫn có nguy cơ gia tăng. Hơn nữa, trong vòng 5 tháng, tỷ lệ nợ xấu giảm nhanh đã đặt ra nhiều vấn đề cần xem xét. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng lo ngại về tỷ lệ nợ xấu thực mà các ngân hàng chƣa công bố còn cao hơn nhiều. Vì vậy, trong thực tế của bức tranh tài chính, tiền tệ Việt Nam, nợ xấu là vấn đề đáng báo động.

Hiện tại, đã có khoảng 15 ngân hàng công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu

năm. Trong số các ngân hàng đã niêm yết thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn (SHB) đang dẫn đầu với 9%, tiếp đến là ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Nam Việt (Navibank) với 6,1% và ngân hàng Thƣơng mại cổ phần kỹ thƣơng Việt Nam (Techcombank) là 5,28%. Các ngân hàng còn lại đều có nợ xấu dƣới 3% nhƣ ngân hàng Thƣơng mại Á Châu (ACB) là 2,99%; ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank) là 2,55%: ngân hàng Thƣơng mại cổ phần công thƣơng Việt Nam (Vietinbank) 2,1%; ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) 2,81%; ngân hàng Thƣơng mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) 1,49%, ngân hàng Quân đội (MB) 2,44%. Sáu tháng đầu năm 2013, nợ xấu của các ngân hàng là sự gia tăng liên tục của nợ nhóm 5 (có khả năng mất vốn). Tại thời điểm 30/06/2013, nợ nhóm 5 đã chiếm gần 50% tổng nợ xấu của các ngân hàng này, tức là chỉ tính riêng với nhóm các ngân hàng niêm yết đã lên tới hơn 14 nghìn tỷ đồng. [51]

Nợ xấu của các TCTD tăng cao là vấn đề rất nghiêm trọng đối với nền kinh

26

trình phát triển kinh tế theo cơ chế thị trƣờng; nợ xấu cao sẽ tác động tiêu cực đến sản xuất, lƣu thông hàng hóa làm chậm quá trình luân chuyển vốn của nền kinh tế. Ngoài ra, nợ xấu còn ảnh hƣớng lớn đến tính an toàn, hiệu quả và tính thanh khoản của TCTD.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 30)