Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN, bên bán nợ là các TCTD thành lập và hoạt động theo Luật các TCTD, tổ chức có nhiệm vụ thực hiện việc mua, bán nợ trực thuộc TCTD, TCTD nƣớc ngoài sở hữu khoản nợ. Nhƣ vậy, thì loại hình TCTD đƣợc thực hiện hoạt động mua, bán nợ bao gồm: ngân hàng (NH thƣơng mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã), TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu hoạt động mua, bán nợ của ngân hàng thƣơng mại.
Để đảm bảo tính hợp pháp của hoạt động mua, bán nợ thì các chủ thể tham gia vào hoạt động này phải thỏa mãn những điều kiện cần thiết sau:
Thứ nhất, theo quy định của pháp luật hiện hành, với tƣ cách là chủ thể tham
gia hoạt động mua, bán nợ thì các TCTD phải đáp ứng các điều kiện sau: (i) có giấy phép thành lập và hoạt động do NHNN cấp; (ii) có Điều lệ do NHNN phê chuẩn; (iii) có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp; (iv) có ngƣời đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp đồng mua, bán nợ với bên mua nợ. Nhƣ vậy, pháp luật hiện hành đã có những quy định khá chặt chẽ về điều kiện để TCTD tham gia hoạt động mua, bán nợ. Đây là, những điều kiện cần thiết đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng mua, bán nợ về mặt chủ thể và những điều kiện này cũng góp phần đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tƣ, những chủ thể tham gia vào hoạt động này.
Thứ hai, qui định điều kiện về quyền sở hữu và quyền chuyển nhƣợng các
khoản nợ. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 59/2006/QĐ - NHNN, TCTD phải là chủ sở hữu hợp pháp của khoản nợ, không bị giới hạn bởi các thỏa
40
thuận về việc không đƣợc bán các khoản nợ từ các giao dịch hợp đồng tín dụng đã ký trƣớc đó với khách hàng. Đây là một trong những quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của bên nợ và các bên bảo đảm cho khoản nợ trong trƣờng hợp không muốn chuyển nhƣợng khoản nợ cho bên thứ ba. Sau khi mua nợ, các nhà đầu sẽ thực hiện thu lợi bằng nhiều biện pháp khác nhau; các nhà đầu tƣ có thể thực hiện rốt vốn vào tổ chức, cá nhân nợ… để phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của con nợ rồi bán đi với giá cao hơn hoặc thực hiện mua nợ để nắm quyền cổ phần chi phối đối với doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính, dẫn đến thay đổi bộ máy quản trị của doanh nghiệp…Vì vây, hợp đồng tín dụng giữa TCTD với bên nợ là căn cứ để xác định yêu cầu của doanh nghiệp khách nợ đối với việc xử lý khoản nợ về sau. Trong thực tế, các TCTD thƣờng chỉ bán các khoản nợ thuộc nhóm nợ khó đòi, nợ xấu và thƣờng với giá trị lớn. Vì vậy, mà các nhà đầu tƣ thƣờng phải tính toán, cân nhắc rất kỹ lƣỡng trƣớc khi quyết định mua các khoản nợ này. Nhất là những khoản nợ có mức độ rủi ro rất cao khi tài sản bảo đảm đang có tranh chấp, khiếu kiện.
Thứ ba, nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động của TCTD, bên bán nợ phải
tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, điều kiện về ngoại hối trong trƣờng hợp mua, bán các khoản nợ bằng ngoại tệ. Thực tế hoạt động mua, bán nợ của các TCTD đã có khung pháp lý điều chỉnh, tuy nhiên, các TCTD vẫn dè dẹt khi thực hiện hoạt động này. Điều này có thể lý giải nhƣ sau:
- Tâm lý lo sợ khi tiến hành hoạt động bán nợ sẽ công khai những khoản nợ xấu của ngân hàng, ảnh hƣởng tới uy tín và hoạt động của NH; ngân hàng nhỏ thì giấu nợ xấu vì sợ nếu lộ ra sẽ bị phân biệt đối xử, khách hàng rút chạy. Còn những ngân hàng lớn, giấu nợ xấu, trích dự phòng rủi ro thiếu để tăng lợi nhuận, kích giá cổ phiếu cũng nhƣ thu hút khách hàng.
- Các TCTD thƣờng không muốn bán nợ vì, khi bán các khoản nợ mà giá trị các TCTD thu hồi thƣờng thấp hơn giá trị của khoản nợ trên sổ sách.
- Hiện nay là các NHTM dù ý thức đƣợc yêu cầu xử lý nợ nhƣng hiện họ không bị buộc phải làm nhanh nên việc bán nợ còn rất dè dặt: không tự thu hồi đƣợc thì bán, từ từ đàm phán đƣợc giá thì bán còn không thì cứ treo ở đó [26]. Hơn
41
nữa, pháp luật hiện hành thì chƣa có chế tài đủ mạnh để buộc các TCTD bán nợ, do vậy mà việc mua, bán nợ chƣa đƣợc thực hiện nhiều mặc dù nợ xấu của các TCTD đang ở mức cao.