mua, bán theo thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ cho bên mua nợ; chuyển giao tài sản bảo đảm cho khoản nợ (nếu có) và hoàn tất thủ tục pháp lý chuyển giao quyền chủ nợ và các quyền khác cho bên mua nợ theo quy định của pháp luật, nghĩa vụ này nhằm bảo đảm quyền và lợi hợp pháp của bên mua nợ. Bên bán nợ, phải bảo đảm tính hợp pháp về quyền sở hữu đối với khoản nợ của bên mua và bảo đảm không bị tranh chấp bởi bên thứ ba. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên bán đều hƣớng đến hoàn thành việc chuyển giao khoản nợ cho bên mua.
TCTD Thông báo bằng văn bản cho bên nợ và các bên có liên quan khác (bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh, bên thức ba bảo đảm bằng tài sản) về việc mua, bán đối với khoản nợ; đối với khoản nợ có truy đòi thì bên bán phải thanh toán khoản nợ cho bên mua nợ khi bên mua nợ không thu hồi đƣợc khoản nợ đã mua theo thỏa thuận trong trƣờng hợp bán nợ có truy đòi; thanh toán các chi phí (cả phí môi giới nếu có) phát sinh trong quá trình mua, bán nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ.
2.6.3. Quyền và nghĩa vụ của bên nợ và các bên thực hiện biện pháp bảo đảm cho khoản nợ cho khoản nợ
Theo quy định tại Điều 16 Quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN thì Bên nợ và các bên bảo đảm cho khoản nợ có quyền khiếu nại, khởi kiện bên bán nợ nếu hợp đồng mua, bán nợ không phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đối với khoản nợ đƣợc mua bán và làm phƣơng hại đến lợi ích của bên nợ và các bên liên
69
quan (nếu có). Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp cho bên nợ và các bên
thực hiện biện pháp bảo đảm cho khoản nợ trƣớc hành vi, vi phạm hợp đồng của TCTD. Theo đó, các TCTD không đƣợc phép đƣa những khoản nợ đã có thỏa thuận
bằng văn bản về việc không đƣợc mua, bán ra bán cho bên thứ ba.
Trách nhiệm của bên nợ và các bên bảo đảm cho khoản nợ là chấp thuận vô điều kiện việc chuyển quyền chủ nợ từ bên bán nợ sang bên mua nợ; Việc chuyển quyền chủ nợ không làm ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên nợ và các bên liên quan trong hợp đồng tín dụng đã ký với TCTD. Đồng thời bên nợ phải phối hợp với bên bán nợ, bên mua nợ và các bên liên quan để hoàn tất thủ tục pháp lý chuyển giao quyền chủ nợ và các quyền khác từ bên bán nợ sang bên mua nợ và thực hiện đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ đã cam kết với chủ nợ.
Đến nay, hơn 10 năm triển khai thực hiện hoạt động mua, bán nợ của TCTD tại Việt Nam thế nhƣng trên thực tế, việc áp dụng các quy định của pháp luật chƣa có những quy định mang tính tổng quan để hoạt động mua, bán nợ đƣợc diễn ra một cách tốt nhất. Mặt khác, pháp luật điều chỉnh hoạt động mua, bán nợ của TCTD là văn bản tồn tại dƣới hình thức Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN từ năm 2006 đến nay vẫn chƣa có văn bản hƣớng dẫn thi hành, vì vậy mà chủ thể chƣa tích cực với hoạt động mua, bán nợ, vì tính rủi ro cao cùng với nhiều bất cập trong quá trình thực thi pháp luật. Vì vậy, để khuyến khích các chủ thể tham gia vào thị trƣờng này việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua, bán nợ là rất cần thiết.