các TCTD ở Việt Nam
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy chế mua, bán nợ: Cần sớm ban hành Thông tƣ mua, bán nợ thay thế cho Quy chế mua, bán nợ hiện nay, theo đó quy định rõ việc định giá của các khoản nợ xấu phải do tổ chức có chức năng định giá thẩm định. Nhƣ vậy, việc xác định giá trị của các khoản nợ xấu sẽ chính xác, hạn chế tranh chấp phát sinh khi mua, bán nợ.
81
khái niệm mua, bán nợ chƣa đƣợc xây dựng đầy đủ, khái quát đƣợc hoạt động mua,
bán nợ của TCTD. Vì vậy, khái niệm này có thể đƣợc xây dựng nhƣ sau:
“Hoạt động mua, bán nợ của TCTD là sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua nợ xấu được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng bằng văn bản, theo đó quyền đòi nợ của TCTD (và tài sản bảo đảm của khoản nợ nếu có) được chuyển giao cho bên mua nợ, còn bên mua nợ có nghĩa vụ thanh toán tiền cho TCTD theo thỏa thuận”.
Thứ hai, để thị trƣờng mua, bán nợ phát triển cần có cơ chế thị trƣờng để đấu giá các khoản nợ. Muốn nhƣ vậy trƣớc hết phải có những quy định minh bạch hoá các khoản nợ xấu. Vì thực tế nợ xấu của các ngân hàng đƣợc công bố mỗi cơ quan một số khác nhau. Pháp luật hiện hành nên có quy định về quyền đƣợc tiếp cận thông tin của bên mua đối với khoản nợ xấu của ngân hàng và doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng. Nếu thông tin về các khoản nợ xấu, đƣợc minh bạch sẽ thu hút các chủ thể trong và ngoài nƣớc tham gia mua, bán nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam.