7. Cấu trúc của Luận văn
2.1. Phương pháp tiếp cận
Có rất nhiều cách phân loại các phương pháp nghiên cứu, trong phạm vi của luận văn này, tác giả tiếp cận theo cách phân loại phổ biến là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng (Neuman, 2005). Thực tế, để đạt được mục đích nghiên cứu, các nhà nghiên cứu luôn mong muốn có được đầy đủ thông tin định lượng để đo lường bằng số các khía cạnh hiện tượng cụ thể.
Tuy nhiên, các cuộc điều tra thường không đủ khả năng đem lại các dữ liệu định lượng cần thiết để giải thích đầy đủ bản chất của hiện tượng cần khảo sát.
Trong trường hợp đó, các thông tin định tính là cần thiết để làm rõ bản chất của hiện tượng cần nghiên cứu. Từ cách tiếp cận trên, tác giả nghiên cứu công tác quản trị nhân sự tại Công ty TNHH Đá Cẩm thạch RK Việt Nam bằng cả hai phương pháp định tính và định lượng.
Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, phân tích và đưa ra giải pháp để hoàn thiện công tác nhân sự của Công ty TNHH Đá Cẩm thạch RK Việt Nam.
Các dữ liệu thứ cấp được sử dụng cho việc phân tích công tác đào tạo có xem xét đến công tác phát triển nguồn nhân lực Công ty đang thực hiện để làm rõ thêm vấn đề được nghiên cứu. Dữ liệu được thu thập thông qua:
- Hệ thống các quy định, quy chế, hồ sơ, các văn bản và tài liệu liên quan của Công ty.
- Các tài liệu tham khảo khác có liên quan (các nghị định, thông tư, các quy định của Nhà nước Việt Nam về lĩnh vực lao động, các quy định về lương, thưởng, các văn bản quy định liên quan về hoạt động nhân sự đối với các doanh nghiệp.v.v...).
Dữ liệu sơ cấp định tính và định lượng được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng và quy trình thực hiện công tác công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty thông qua việc điều tra bằng bảng hỏi, tổng hợp và phân tích kết quả điều tra. Tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp qua: Xây dựng các thang đo và thiết kế bảng hỏi để thu thập dữ liệu trực tiếp từ người lao động trong công ty, tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu,tổng hợp dữ liệu và phân tích cụ thể.