7. Cấu trúc của Luận văn
1.3.4.1. Các phương pháp đào tạo nguồn nhân lực
Trong thực tế hiện nay có rất nhiều phương pháp đào tạo được các doanh nghiệp áp dụng, các phương pháp này vừa nhằm hoàn thiện kỹ năng của người lao động để đáp ứng công việc hiện tại, vừa có sự chuẩn bị để họ có thể đảm đương được những công việc trong tương lai. Tuy nhiên, từ thực tế nghiên cứu tại Công ty TNHH Đá Cẩm thạch RK Việt Nam, tác giả tập trung nêu các phương pháp đào tạo Công ty đang áp dụng và các phương pháp tác giả cho rằng Công ty nên nghiên cứu, áp dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo tại doanh nghiệp trong tương lai. Cụ thể là:
- Nhóm phương pháp đào tạo trong công việc: Người lao động sẽ được đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc dưới sự hướng dẫn của những người lao động lành nghề hơn.
+ Phương pháp đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc: Là phương pháp phổ biến để đào tạo các kỹ năng làm việc cho người lao động qua ngay công việc mà người lao động phải thành thạo trong tương lai, người lao động lành nghề hơn chỉ dẫn tỉ mỉ cho người học nghề và quan sát, hướng dẫn cho tới khi người lao động thành thạo công việc.
+ Đào tạo theo kiểu học nghề: Người lao động phải trải qua quá trình học lý thuyết trên lớp, sau đó người lao động đi làm việc dưới sự chỉ dẫn của lao động lành nghề cho tới khi thành thạo tất cả các kỹ năng của nghề. Phương
pháp này giúp cho người lao động được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết nhưng đây là phương pháp tốn kém và cần nhiều thời gian.
+ Phương pháp luân chuyển và thuyên chuyển công việc: Đây là phương pháp mà người lao động được chuyển từ vị trí công việc này sang vị trí công việc khác nhằm tăng cường sự hiểu biết của họ trong nhiều lĩnh vực, công việc khác nhau.
- Nhóm phương pháp đào tạo ngoài công việc: Quá trình học của người lao động sẽ được tách khỏi thực tế thực hiện công việc.
+ Phương pháp cử đi học ở các trường chính quy: Đây là phương pháp mà các doanh nghiệp có thể cử nhân viên của mình theo học các khóa đào tạo tại các trường chính quy như trường dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học.
+ Phương pháp tổ chức các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo:
Phương pháp này thực hiện bằng cách các doanh nghiệp tổ chức những buổi hội thảo, hội nghị, trong đó lao động được đào tạo sẽ trao đổi với nhau về một vấn đề mà doanh nghiệp mong muốn dưới sự hướng dẫn của một người có kinh nghiệm, chuyên môn.
+ Phương pháp tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp: Thường được áp dụng khi doanh nghiệp muốn đào tạo người lao động làm những nghề tương đối phức tạp, các công việc có tính chất đặc thù. Người lao động sẽ được đào tạo cả lý thuyết và thực hành. Phương pháp này giúp cho học viên được trang bị các kiến thức một cách hệ thống và đầy đủ.
+ Đào tạo theo phương thức từ xa: Người dạy và người học không trực tiếp gặp nhau tại một địa điểm mà thông qua các phương tiện thông tin hiện đại. Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì phương pháp đào tạo từ xa ngày càng phổ biến, các hình thức học tập ngày càng đa dạng với
nhiều cấp độ, từ các lớp dạy nghề đơn giản cho đến những khóa học đại học, thạc sĩ từ xa.