- Phản ứng tạo bọt
3.7.2. Tác dụng hạ glucose huyết của chuột ĐTĐ sau 2 tuần điều trị Kết quả đo đường huyết thể hiện trên bảng 3.10.
Kết quả đo đường huyết thể hiện trên bảng 3.10.
Bảng 3.10. Kết quả đo đường huyết chuột ĐTĐ typ 2 sau 15 ngày điều trị (7 ngày sau điều trị với liều 1200mg/kg)
Ngày
Lô
Nồng độ glucose huyết (mmol/l) p Chưa điều trị (0h) Ngày thứ 9 Ngày thứ 11 Ngày thứ 13 Ngày thứ 15 Lô 3 20,8 20,3 20,5 17,7 17,6 Lô 4 20,9 10,2 13,6 15,1 17,5 0,1127 Lô 7 21,1 9,2 8,3 8,1 7,8 0,0001 Lô 9 20,9 9,5 8,1 7,6 7,2 0,0002
Qua bảng và đồ thị có thể thấy lô 3 sau thời điểm 10h đường huyết tăng nhẹ, đến ngày thứ 9 giảm chút ít, nhưng đến ngày 11 tăng nhẹ và đến ngày thứ 13, 15 lại giảm nhưng vẫn còn rất cao
so với chuột không bị ĐTĐ, gấp trên 3 lần (5,3mmol/l). Điều đó chứng tỏ sau 15 ngày không điều trị chuột vẫn ở trạng thái ĐTĐ.
Lô 4 điều trị bằng Metfomin, giảm thấp nhất ở thời điểm 2h, khi tiếp tục nuôi trong những ngày tiếp theo và không điều trị nữa, thấy nồng độ glucose huyết tăng trở lại gần bằng thời điểm 0h, coi như bị ĐTĐ trở lại. Điều này càng chứng tỏ chuột béo phì tiêm STZ đã bị ĐTĐ.
Lô 7 điều trị bằng cao cồn tổng số, ngày thứ 9 thấy giảm hơn so với thời điểm 10h, đến ngày thứ 11 và 13 giảm xấp xỉ bằng thời điểm giảm lớn nhất trong 10h đầu điều trị (giờ thứ 8 = 8,2mmol/l). Và đến ngày 15 thấy giảm hơn nữa xuống còn 7,8mmol/l.
Lô 9 điều trị bằng cao phân đoạn ethylacetate, so với thời điểm 10h ngày thứ 9 lại tăng hơn và cao hơn lô 7 (điều trị bằng cao cồn), đến ngày thứ 11 nồng độ glucose huyết hạ xuống còn 8,1 mmol/l (thấp hơn lô 7 điều trị bằng cao cồn) và đến ngày thứ 13 nồng độ glucose huyết giảm xuống còn 7,6mmol/l bằng với thời điểm giảm lớn nhất trong 10h đầu điều trị (giờ thứ 8 = 7,6mmol/l). Đến ngày thứ 15 nồng độ glucose huyết giảm còn 7,2mmol/l.
Các kết quả điều trị chuột ĐTĐ bằng các phân đoạn dịch chiết rau Khoai lang đã chứng minh rõ tác dụng làm hạ glucose huyết của chuột ĐTĐ rất rõ ràng (lô 7, lô 9).
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Từ các kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi rút ra các kết luận sau:
1. Đã đưa ra một quy trình tách, chiết một số hợp chất tự nhiên bằng kỹ thuật sử dụng các
dung môi hữu cơ tách các phân đoạn đối với hai loài thuộc họ Khoai lang Convolvulaceae.
2. Định tính thành phần các hợp chất tự nhiên bằng các phản ứng hóa học đặc trưng và bằng
kĩ thuật sắc kí lớp mỏng đã chứng minh là trong ngọn rau khoai lang và lá bìm bìm có hàm lượng khá phong phú các hợp chất, bao gồm flavonoid, catechin, tanin, alkaloid, glycoside, saponin...
3. Định lượng, so sánh hàm lượng polyphenol trong các dịch chiết của ngọn rau khoai lang
và lá bìm bìm. Trong các dịch chiết của rau khoai lang chứa hàm lượng polyphenol cao hơn của lá bìm bìm. Cao cồn tổng số và phân đoạn dịch chiết ethylacetate chứa hàm lượng polyphenol cao hơn cả. (Khoai lang: cao cồn 6,59%, phân đoạn n-hexan 2,92%%, phân đoạn chloroform 3,63%, phân đoạn ethylacetate 8,39%; Bìm bìm: cao cồn 5,41%, phân đoạn n-hexan 2,69%, phân đoạn chloroform 3,88%, phân đoạn ethylacetate 7,83%). Theo đó chúng tôi quyết định sử dụng hai phân đoạn là cao cồn tổng số và ethylacetate của rau khoai lang để điều trị cho chuột béo phì và ĐTĐ typ 2.
4. Đã tạo được mô hình chuột béo phì bằng thức ăn có hàm lượng chất béo và cholesterol cao, sau đó gây ĐTĐ theo mô hình typ 2 để dùng cho nghiên cứu hiệu quả chữa bệnh của