TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ PHÂN ĐOẠN DỊCH CHIẾT NGỌN RAU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hoá sinh, tác dụng hạ đường huyết của một số hợp chất tự nhiên từ hai loài Ipomoea batatas (L.) và Ipomoea cairica (L.) (LV00182) (Trang 61)

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.7.TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ PHÂN ĐOẠN DỊCH CHIẾT NGỌN RAU

KHOAI LANG (Ipomoea batatas L.) LÊN CHUỘT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

THỰC NGHIỆM TYP 2

3.7.1. Tác dụng hạ glucose huyết của chuột béo phì ĐTĐ bằng STZ (90mg/kg) sau 72h

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu khả năng hạ đường huyết của cao cồn tổng số và phân đoạn dịch chiết ethylacetate từ rau Khoai lang trên mô hình chuột nhắt gây ĐTĐ thực nghiệm bằng STZ theo phương pháp như đã mô tả ở chương 2. Chuột nhắt trắng chủng Swiss 4 tuần tuổi (14- 16g) sau khi nuôi thêm 4 tuần với chế độ dinh dưỡng giàu lipid và cholesterol đã trở thành chuột béo phì với trọng lượng trung bình khoảng 46g. Trước khi thí nghiệm chuột bị nhịn đói 12h, sau đó chuột được tiêm màng bụng bởi STZ để gây ĐTĐ thực nghiệm mô phỏng theo typ 2 với liều 90mg/kg thể trọng. Chuột được tiếp nhận nước và thức ăn bình thường. Sau 3 ngày, những chuột có nồng độ glucose huyết lúc đói ≥ 18mmol/l được coi là đã bị bệnh ĐTĐ [14, 32, 35, 36]. Chúng tôi chọn liều dịch chiết là 800mg/kg thể trọng để điều trị cho chuột bị ĐTĐ qua đường uống. Lô điều trị bằng Metformin với liều

500mg/kg thể trọng. Tại các thời điểm 0h, 2h, 4h, 6h, 8h, kết quả tác dụng làm hạ đường huyết của các phân đoạn dịch chiết trên mô hình chuột gây ĐTĐ bằng STZ được trình bày ở bảng 3.9 và hình 3.8.

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của một số phân đoạn dịch chiết rau Khoai lang và Metformin tới nồng độ glucose huyết trên chuột gây ĐTĐ bằng STZ Giờ

Nồng độ glucose huyết (mmol/l)

p 0h 2h 4h 6h 8h 10h Giảm lớn nhất % giảm Lô 3 20,8 20,9 20,7 20,6 20,8 21 0,2 0,96 Lô 4 20,9 5,2 6,0 5,8 5,9 6,0 15,7 75,11 0,0042 Lô 7 21,1 20,5 17,1 14,5 8,2 9,7 12,9 61,13 0,0045 Lô 9 20,9 19,6 16,2 13,8 7,6 9,1 13,3 63,63 0,0372

Lô 3: ĐTĐ, không điều trị, uống đệm citrat (lô đối chứng); Lô 4: ĐTĐ, uống metformin; Lô 7: ĐTĐ, uống cao cồn tổng số; Lô 9: ĐTĐ, uống cao phân đoạn ethylacetat.

0 5 10 15 20 25 0h 2h 4h 6h 8h 10h Lô 3 Lô 4 Lô 7 Lô 9

Hình 3.8. Đồ thị về sự thay đổi nồng độ glucose huyết ở chuột gây ĐTĐ bằng STZ khi điều trị với Metformin và các phân đoạn dịch chiết rau

Khoai lang N n g đ g lu co se ( m m o l/ l)

Từ bảng số liệu và đồ thị cho thấy, những con chuột bị bệnh ĐTĐ ở lô chứng (lô 3), không điều trị, chỉ uống đệm citrat nồng độ glucose huyết giảm không đáng kể thậm chí còn hơi tăng. Lô 4 là lô được điều trị bằng Metformin nồng độ glucose huyết giảm mạnh nhất sau 2h giờ uống thuốc (xuống còn 5,2mmol/l), đạt tới 75,11% so với thời điểm ban đầu. So sánh giữa nhóm được điều trị bằng uống cao cồn tổng số và phân đoạn dịch chiết ethylacetat (liều 800mg/kg thể trọng) với nhóm chứng ở cùng thời điểm sau khi cho uống từ 2h, 4h, 6h, 8h, 10h thì nồng độ glucose huyết đều giảm mạnh ở tất cả các nhóm điều trị. (p = 0,0042 ở lô điều trị bằng Metformin, p= 0,0045 ở lô điều trị bằng cao cồn tổng số, p= 0,0372 ở lô điều trị bằng ethylacetate). Trị số này cho thấy sự sai khác về nồng độ glucose huyết giữa các nhóm thí nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa thống kê (vì p đều <0,05). Nồng độ glucose huyết đều giảm mạnh ở giờ thứ 8 sau khi cho uống dịch chiết. So với thời điểm ban đầu (0h) đến thời điểm glucose huyết giảm mạnh nhất ở hai nhóm (giờ thứ 8) thì nhóm uống phân đoạn dịch chiết ethylacetate giảm mạnh nhất, giảm 63,63% và cao cồn tổng số cũng giảm nhưng kém hơn là 61,13 %.

Mô hình chuột nhắt gây ĐTĐ bằng tiêm STZ với liều 90mg/kg thể trọng là mô hình theo ĐTĐ typ 2 ở người. Hai yếu tố đóng vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh ĐTĐ typ 2 là khiếm khuyết chức năng tế bào β tuyến tụy và hiện tượng kháng insulin do béo phì gây ra. Tuy nhiên hai yếu tố này lại tác động qua lại với nhau. Khiếm khuyết chức năng bài tiết insulin khi bị nhiễm độc mỡ máu có thể làm xuất hiện hiện tượng kháng insulin hoặc ngược lại. Metformin có vai trò ức chế sản xuất glucose từ gan, làm tăng tính nhạy cảm của insulin ngoại vi, làm hạ nồng độ glucose huyết [1]. Vì vậy, liệu pháp tiêm Metformin trên chuột ĐTĐ typ 2 cho hiệu quả rất tốt, làm giảm mạnh đường huyết trong khoảng thời gian 2h sau khi khi tiêm, và tác dụng của Metformin cũng giúp giảm dần nồng độ glucose huyết trong các giờ tiếp theo.

Việc điều trị chuột ĐTĐ bằng các phân đoạn dịch chiết từ ngọn rau Khoai lang làm giảm đường huyết lúc đầu chậm hơn nhưng đến thời điểm 8h sau khi uống giảm nhiều nhất. Trong quá trình điều trị bằng hai phân đoạn cao cồn tổng số và phân đoạn ethylacetate, qua theo dõi thấy phân đoạn ethylacetat làm giảm đường huyết tốt hơn phân đoạn cao cồn tổng số. Lí giải tại sao khi điều trị bằng hai phân đoạn này thời giảm lại lâu hơn. Chúng tôi cho rằng, một phần do dịch chiết được đưa vào cơ thể theo đường uống, cần có khoảng thời gian nhất định để hấp thụ, mặt khác, trong các phân đoạn dịch chiết của ngọn rau Khoai lang vẫn còn một số hợp chất khác chưa được loại bỏ. Một lí giải nữa là do chúng tôi thu phân đoạn dịch chiết ở dạng keo, nên khi cho chuột uống thì các phân tử lớn chưa hòa tan trong quá trình đánh mẫu, phải sau nhiều giờ mới thấm được qua thành dạ dày của chuột và đến khi đó (sau 8h) phân đoạn này mới phát huy tác dụng tốt nhất.

Hơn nữa theo GS. Đỗ Tất Lợi thông thường thuốc nam và thuốc đông y có tác dụng chậm nhưng hiệu quả thường kéo dài và bền vững [9].

Theo kết quả đã định tính và định lượng hàm lượng polypenol đã trình bày ở trên thì flavonoid là thành phần có rất nhiều trong cao cồn tổng số và phân đoạn dịch chiết ethylacetate. Do đó đây có thể chính là nhóm chất có tác dụng hạ đường huyết của dịch chiết rau Khoai lang trên chuột bị bệnh ĐTĐ tăng glucose huyết.

3.7.2. Tác dụng hạ glucose huyết của chuột ĐTĐ sau 2 tuần điều trị

Chúng tôi nhận thấy sau thời điểm 8h nồng độ glucose giảm mạnh nhất, thì đến thời điểm 10h lại bắt đầu tăng, tuy nhiên không nhiều. Có thể liều điều trị 800mg/kg là nhỏ nên sau 10h đã không còn tiếp tục phát huy được tác dụng. Để tiếp tục tìm hiểu khả năng hạ đường huyết của chuột trong thời gian dài. Chúng tôi quyết định nuôi chuột và điều trị thêm trong khoảng thời gian 2 tuần nữa.

Chuột vẫn được ăn với chế độ dinh dưỡng bình thường. Vì lí do trên, nên chúng tôi quyết định tăng liều điều trị lên 1200mg/kg, nhưng cho chuột uống làm 2 lần/ngày. Mỗi lần cách nhau 6h (6h sáng và 12h trưa). Và 6h sau tiến hành đo đường huyết. Sau khi lấy máu tĩnh mạch đuôi ở các thời điểm 0h, 2h, 4h, 6h, 8h, chuột đã yếu, chuột được ăn uống bình thường, được điều trị với liều 1200mg/kg. Tính từ ngày đầu tiên điều trị, đúng 9 ngày sau chuột mới được lấy máu tĩnh mạch đuôi để đo đường huyết lại và cứ 2 ngày đo đường huyết một lần, thời điểm cuối cùng đo là ngày thứ 15.

Kết quả đo đường huyết thể hiện trên bảng 3.10 và hình 3.9.

Qua bảng và đồ thị có thể thấy lô 3 sau thời điểm 10h đường huyết tăng nhẹ, đến ngày thứ 9 giảm chút ít, nhưng đến ngày 11 tăng nhẹ và đến ngày thứ 13, 15 lại giảm nhưng vẫn còn rất cao so với chuột không bị ĐTĐ, gấp trên 3 lần (5,3mmol/l). Điều đó chứng tỏ sau 15 ngày không điều trị chuột vẫn ở trạng thái ĐTĐ.

Bảng 3.10. Kết quả đo đường huyết chuột ĐTĐ typ 2 sau 15 ngày điều trị (7 ngày sau điều trị với liều 1200mg/kg)

Ngày

Nồng độ glucose huyết (mmol/l)

p Chưa điều trị (0h) Ngày thứ 9 Ngày thứ 11 Ngày thứ 13 Ngày thứ 15 Lô 3 20,8 20,3 20,5 17,7 17,6 Lô 4 20,9 10,2 13,6 15,1 17,5 0,1127 Lô 7 21,1 9,2 8,3 8,1 7,8 0,0001 Lô 9 20,9 9,5 8,1 7,6 7,2 0,0002

0 5 10 15 20 25 Chưa điều trị (0h)

Ngày thứ 9 Ngày thứ 11 Ngày thứ 13 Ngày thứ 15

Lô 3 Lô 4 Lô 7 Lô 9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.9. Biểu đồ về sự biến đổi nồng độ glucose huyết sau 15 ngày điều trị Lô 4 điều trị bằng Metfomin, giảm thấp nhất ở thời điểm 2h, khi tiếp tục nuôi trong những ngày tiếp theo và không điều trị nữa, thấy nồng độ glucose huyết tăng trở lại gần bằng thời điểm 0h cụ thể là ở ngày thứ 15, nồng độ glucose huyết giảm còn 17,5mmol/l tương đương với lô không điều trị, coi như lô chuột này bị ĐTĐ trở lại. Điều này chứng minh rõ là chuột ĐTĐ đã thể hiện rõ chiều hướng xấu và mô hình gây ĐTĐ là thành công.

Lô 7 điều trị bằng cao cồn tổng số, ngày thứ 9 thấy giảm hơn so với thời điểm 10h, đến ngày thứ 11 và 13 giảm xấp xỉ bằng thời điểm giảm lớn nhất trong 10h đầu điều trị (giờ thứ 8 = 8,2mmol/l). Và đến ngày 15 thấy giảm hơn nữa xuống còn 7,8mmol/l.

Lô 9 điều trị bằng cao phân đoạn ethylacetate, so với thời điểm 10h, ngày thứ 9 lại tăng hơn và cao hơn lô 7 (điều trị bằng cao cồn), đến ngày thứ 11 nồng độ glucose huyết hạ xuống còn 8,1 mmol/l (thấp hơn lô 7 điều trị bằng cao cồn) và đến ngày thứ 13 nồng độ glucose huyết giảm xuống còn 7,6mmol/l bằng với thời điểm giảm lớn nhất trong 10h đầu điều trị (giờ thứ 8 = 7,6mmol/l). Đến ngày thứ 15 nồng độ glucose huyết giảm còn 7,2mmol/l.

Như vậy qua điều trị thời gian dài chúng tôi nhận thấy so với thuốc tây (metformin) thì điều trị bằng cao cồn tổng số và cao phân đoạn ethylacetate

N n g đ g lu co se ( m m o l/ l)

của rau Khoai lang, tác dụng chậm hơn nhưng thời gian hiệu quả kéo dài được lâu hơn. Phân đoạn ethylacetate có khả năng làm giảm đường huyết tốt hơn cao cồn tổng số.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hoá sinh, tác dụng hạ đường huyết của một số hợp chất tự nhiên từ hai loài Ipomoea batatas (L.) và Ipomoea cairica (L.) (LV00182) (Trang 61)