- Phản ứng tạo bọt
3.7.1. Tác dụng hạ glucose huyết của chuột béo phì gây ĐTĐ bằng STZ sau 72h
(↓6,25%) Theo kết quả này chúng tôi nhận thấy:
Về chỉ số glucose: so với lô béo phì không điều trị (lô đối chứng) các lô có % giảm như sau:
lô 5 (béo, uống Metformin) giảm tới 40,61%, lô 6 (béo, uống cao cồn tổng số) giảm 19,11%, lô 8 (béo, uống phân đoạn ethylacetat) giảm 20,89%.
Về chỉ số cholesterol: so với lô béo phì không điều trị (lô đối chứng) các lô có % giảm như
sau: lô 5 (béo, uống Metformin) giảm tới 24,35%, lô 6 (béo, uống cao cồn tổng số) giảm 22,9%, lô 8 (béo, uống phân đoạn ethylacetat) giảm 23,62%.
Về chỉ số triglycerid: so với lô béo phì không điều trị (lô đối chứng) các lô có % giảm như
sau: lô 5 (béo, uống Metformin) giảm tới 21,27%, lô 6 (béo, uống cao cồn tổng số) giảm 15,15%, lô 8 (béo, uống phân đoạn ethylacetat) giảm 19,37%.
Về chỉ số HDL – c: so với lô đối chứng (lô 2, béo, uống nước muối sinh lí) các lô còn lại tăng
như sau: lô 7 (béo, uống cao phân đoạn ethylacetate) tăng lớn nhất đạt 21,42% (1,02mmol/l), lô 6 (béo, uống cao cồn tổng số) tăng thấp hơn đạt 13% (0,95mmol/l).
Về chỉ số LDL – c: so với lô đối chứng (lô 2, béo, uống nước muối sinh lí) trong các lô thì lô
5 (béo, uống Metformin) giảm lớn nhất, giảm 11,25%. Lô 7 uống cao phân đoạn ethylacetat giảm 6,25%, lô 6 uống cao cồn tổng số giảm thấp hơn đạt 3,5%. 6,25%, lô 6 uống cao cồn tổng số giảm thấp hơn đạt 3,5%.
3.7. TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ PHÂN ĐOẠN DỊCH CHIẾT NGỌN DÂY KHOAI LANG
(Ipomoea batatas L.) LÊN CHUỘT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2
3.7.1. Tác dụng hạ glucose huyết của chuột béo phì gây ĐTĐ bằng STZ sau 72h
Chuột nhắt trắng chủng Swiss 4 tuần tuổi (14- 16g) sau khi nuôi thêm 4 tuần với chế độ dinh dưỡng giàu lipid và cholesterol đã trở thành chuột béo phì với trọng lượng trung bình khoảng 46g. Chuột được gây ĐTĐ bằng STZ (90mg/kg). Sau 3 – 4 ngày, những chuột béo phì bị ĐTĐ có nồng độ glucose huyết lúc đói ≥ 18mmol/l được coi là đã bị bệnh ĐTĐ. Chúng tôi chọn liều dịch chiết là 800mg/kg thể trọng để điều trị cho chuột bị ĐTĐ qua đường uống. Lô điều trị bằng Metformin với liều 500mg/kg thể trọng. Tại các thời điểm 0h, 2h, 4h, 6h, 8h, kết quả tác dụng làm hạ đường huyết của các phân đoạn dịch chiết trên mô hình chuột gây ĐTĐ bằng STZ được trình bày ở bảng 3.9 và hình 3.8.
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của một số phân đoạn dịch chiết rau khoai lang và Metformin tới nồng độ glucose huyết trên chuột gây ĐTĐ bằng STZ
Giờ Nồng độ glucose huyết (mmol/l)
p
Lô lớn nhất giảm Lô 3 20,8 20,9 20,7 20,6 20,8 21 0,2 0,96 Lô 4 20,9 5,2 6,0 5,8 5,9 6,0 15,7 75,11 0,0042 Lô 7 21,1 20,5 17,1 14,5 8,2 9,7 12,9 61,13 0,0045 Lô 9 20,9 19,6 16,2 13,8 7,6 9,1 13,3 63,63 0,0372
Lô 3: ĐTĐ, không điều trị, uống đệm citrat (lô đối chứng); Lô 4: ĐTĐ, uống metformin; Lô 7: ĐTĐ, uống cao cồn tổng số; Lô 9: ĐTĐ, uống cao phân đoạn ethylacetat
Từ bảng số liệu cho thấy, những con chuột bị bệnh ở lô chứng (lô 3), không điều trị chỉ tiêm đệm citrat nồng độ glucose huyết giảm không đáng kể thậm chí còn hơi tăng. Lô 4 là lô được điều trị bằng Metformin nồng độ glucose huyết giảm mạnh nhất sau 2h giờ tiêm (xuống còn 5,2mmol/l), giảm 75,11% so với thời điểm ban đầu. So sánh với nhóm được điều trị bằng cao cồn tổng số và phân đoạn dịch chiết ethylacetat (liều 800mg/kg thể trọng) với nhóm chứng ở cùng thời điểm sau khi cho uống từ 2h, 4h, 6h, 8h, 10h thì nồng độ glucose huyết đều giảm mạnh ở tất cả các nhóm điều trị. (p = 0,0042 ở lô điều trị bằng Metformin, p= 0,0045 ở lô điều trị bằng cao cồn tổng số, p= 0,0372 ở lô điều trị bằng ethylacetate). Trị số này cho thấy sự sai khác về nồng độ glucose huyết giữa các nhóm thí nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa thống kê (vì p đều <0,05). Nồng độ glucose huyết đều giảm mạnh ở giờ thứ 8 sau khi cho uống dịch chiết. So với thời điểm ban đầu (0h) đến thời điểm glucose huyết giảm mạnh nhất ở hai nhóm (giờ thứ 8) thì nhóm uống phân đoạn dịch chiết ethylacetat giảm mạnh nhất, giảm 63,63% và cao cồn tổng số cũng giảm nhưng kém hơn giảm 61,13 %.