Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho tuyến sản phẩm phần mềm quản trị doanh nghiệp của công ty Cổ phần Giải pháp Truyền thông Apzon (Trang 37)

1.4.3.1. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là tài sản quý giá của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và cuả sản phẩm, tuyến sản phẩm của doanh nghiệp nói riêng. Nguồn nhân lực của công ty bao gồm từ các nhà lãnh đạo, các nhân viên. Nếu ban lãnh đạo có trình độ quản lý cao, có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường, có khả năng đánh giá và quan hệ đối ngoại, tầm nhìn xa tốt thì doanh nghiệp đó sẽ có sức cạnh tranh cao và ngược lại.

Đội ngũ nhân viên: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu sự chi phối của đội ngũ này thông qua các yếu tố: năng suất lao động, trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động, sự sáng tạo… bởi các yếu tố này chi phối tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành cũng như tạo thêm tính ưu việt, độc đáo, mới lạ cho sản phẩm.

Khả năng tài chính được hiểu là quy mô tài chính của doanh nghiệp và tính hình hoạt động. Các chỉ tiêu tài chính hàng năm như tỷ lệ thu hồi vốn, khả năng thanh toán,…Nếu một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, khả năng huy động vốn sẽ lớn, cho phép doanh nghiệp có nhiều vốn để sản xuất kinh doanh, nghiên cứu phát triển, hoàn thiện sản phẩm, đổi mới công nghệ máy móc hay tăng kahr năng hợp tác đầu tư về liên doanh liên kết.

Tình hình sử dụng vốn cũng sẽ quyết định chi phí về vốn của doanh nghiệp so với ĐTCT.

1.4.3.3. Yếu tố công nghệ

Thể hiện ở trình độ công nghệ hiện tại và khả năng có được công nghệ đó, đồng thời nó thể hiện quy mô, năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

Nếu quy mô và năng lực sản xuất lớn sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra khối lượng hàng hóa lớn hơn, từ đó giảm giá thành tạo sự thỏa mãn nhu cầu của những khách hàng nhạy cảm về giá, có năng lực công nghệ cao, doanh nghiệp sẽ có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh chóng, kịp thời những đòi hỏi mang tính kĩ thuật. Doanh nghiệp có khả năng chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần và xâm nhập sâu hơn đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải nhận thức và có những công nghệ tiên tiến hiện đại, đồng thời tránh lãng phí công suất thiết bị nếu không lúc đó chi phí cố định và giá thành cao, từ đó làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trong tuyến.

1.4.3.4. Trình độ tổ chức quản lý

Thể hiện thông qua cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, hệ thống thông tin quản lý, bầu không khí và đặc biệt là nè nếp hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp biết tập hợp sức mạnh đơn lẻ của các thành viên và biến thành sức mạnh tổng hợp thì doanh nghiệp đó sẽ vững mạnh.

Doanh nghiệp cần xây dựng cơ cấu phòng ban hợp lí, quyền hạn và trách nhiệm được xác định rõ ràng. Một nề nếp tốt có thể dẫn dắt mọi người tích cực hơn trong công việc và lôi kéo họ vào quá trình đạt tới mục tiêu chung của doanh nghiệp. Tạo bầu không khí thoải mái, thân thiện, trách nhiệm, có chế độ khen thưởng hợp lý sẽ tạo cho nhân viên có niềm tin vào doanh nghiệp, từ đó có thể giúp họ gắn bó với doanh nghiệp, trung thành với công ty.

Doanh nghiệp cũng phải có những chính sách nhằm thu hút cũng như giữ chân nhân tài để họ tự nguyện cống hiến cức mình cho sự phát triển của doanh nghiệp.

1.4.3.5. Chiến lược và chính sách kinh doanh

Yếu tố 4Ps trong marketing mix gồm: Product Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối), Promotions (Xúc tiến)

Yếu tố 7Ps: là một khái niệm trong ngành marketing, được xem là sự mở rộng của 4P; Là ứng dụng của marketing trong các marketing dịch vụ, bao gồm: People (Con người), Progress (Quy trình), Physical Evidence (Cơ sở vật chất),.

Doanh nghiệp ngày nay cần triệt để áp dụng chiến lược marketing – mix để nhằm đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Cần có sự mở rộng của câc công cụ này từ 4P lên thành 7P để nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, tuyến sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.

Chiến lược marketing hỗn hợp chỉ có thể đem lại thành công nếu doanh nghiệp hoạch định và triển khai dưới góc nhìn khách quan từ khách hang và người tiêu dung, chứ không phải góc nhìn chủ quan của doanh nghiệp. Việc phối hợp gắn các C với các P theo từng cặp:

- Customer Solution (Giải pháp cho khách hàng) với Product (Sản phẩm); - Customer cost (Chi phí của khách hàng) với Price (giá);

- Convenience (thuận tiện) với Place (Phân phối);

- Communication (Giao tiếp) với Promotion (khuyến mãi).

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần thiết kế chiến lược sản phẩm hỗn hợp, tuyến sản phẩm với các mức độ dài- sâu – rộng và với mức độ liên kết các sản phẩm trong tuyến cho từng nhóm khách hang, từ đó quyết định chất lượng dịch vụ cung ứng, giá bán. Trong đó, gói dịch vụ doanh nghiệp cung cấp phải có được sự khác biệt so với gói dịch vụ của các doanh nghiệp khác.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHOTUYẾN SẢN PHẨM PHẦN MỀM QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CỦA TUYẾN SẢN PHẨM PHẦN MỀM QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CỦA

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho tuyến sản phẩm phần mềm quản trị doanh nghiệp của công ty Cổ phần Giải pháp Truyền thông Apzon (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w