Lãi suất cho vay của các ngân hàng: vốn vay là yếu tố không thể thiếu trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Lãi suất tăng ảnh hưởng tới xu thế của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư, do vậy sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp. Lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn đầu tư để mở rộng hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cũng không thể đầu tư nhiều để nghiên cứu, phát triển sản phẩm cũng như khiến giá bán sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tăng lên. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp kém đi nhất là khi các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về vốn…
Xu hướng của tỷ giá hối đoái: nhân tố này có tác động nhanh chóng và sâu sắc đối với từng quốc gia nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng, nhất là trong nền kinh tế mở. Nếu đồng nội tệ lên, khi đó, giá bán hàng hóa tính bằng đồng ngoại tệ sẽ cao hơn đối thủ cạnh tranh, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh về giá của sản phẩm nói riêng và tuyến sản phẩm nói chung.
Tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng cao sẽ khiến khả năng thanh toán của khách hàng tăng, sức mua tăng. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp nào nắm bắt được điều này và có khả năng đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ thành công và có khả năng cạnh tranh cao, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ chiếm được thị phần lớn trên thị trường.
1.4.2.2. Môi trường chính trị- pháp luật
Các nhân tố chính trị pháp luật có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và của các sản phẩm dịch vụ, tuyến sản phẩm thuộc doanh nghiệp đó. Một thể chế chính trị ổn định, pháp luật rõ ràng, rộng mở sẽ là cơ sở cho việc đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp đưa các sản phẩm của mình tham gia cạnh tranh hiệu quả.
Công nghệ thông tin hiện nay đang được nhà nước coi là một ngành kinh tế chủ lực và mũi nhọn. Năm 2010, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án: “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT”. Bộ Thông tin và truyền thông (TT&TT) đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT như: áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất theo quy định pháp luật dành cho công nghệ cao,
sửa đổi thuế giá trị giá tăng theo hướng đưa sản phẩm và dịch vụ phần mềm vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), sửa đổi thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phần mềm và sản phẩm nội dung được hưởng mức ưu đãi tương tự như doanh nghiệp sản xuất phần mềm…
1.4.2.3. Môi trường công nghệ
Trong nền kinh tế mở, việc áp dựng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trên thế giới trở nên dễ dàng hơn. Sự phát triển nhanh của khao học công nghệ có tác động mạnh mẽ đến tính chất và giá cả sản phẩm, dịch vụ,nhà cung cấp,m quy trình sản xuất và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Khoa học công nghệ phát triển làm ảnh hưởng đến bản chất cạnh tranh, chuyển từ cạnh tranh giá bán sang chất lượng, cạnh tranh phần giá trị gia tăng của sản phẩm, cạnh tranh giá các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao.
Ít có ngành công nghiệp và doanh nghiệ nào lại không phụ thuộc vào cơ sở công nghệ ngày càng hiện đại. Các nhà nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ đang lao vào tìm tòi các giải pháp kĩ thuật mới nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại và xác định các công nghệ hiện tại có thể khai thá trên thị trường. Các doanh nghiệp cũng phải cảnh giác đối với các công nghệ mới có thể làm họ bị lạc hậu một cách trực tiếp hay gián tiếp. luôn theo dõi và đổi mới công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm, xây dựng tuyến sản phẩm phù hợp, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
1.4.2.4. Môi trường văn hóa xã hội
Các giá trị văn hóa xã hội tạo nên nền tảng của xã hội, sở thích, thái độ mua sắm của khách hàng. Bất kỳ thay đổi nào của các giá trị này đều ảnh hưởng đến hiệu quả chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố như: dân số, cấu trúc tuổi, phân bố địa lý, phân phối thu nhập … tạo nên quy mô thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần phân tích chúng để tận dụng các cơ hội và giảm nguy cơ, lựa chọn cho mình chiến lược sản phẩm, tuyến sản phẩm phù hợp.
1.4.2.5. Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành là một trong những yếu tố phản ánh bản chất của môi trường này. Sự có mặt của các ĐTCT chính trên thị trường và tình hình hoạt động của chúng là lực lượng tác động trực tiếp mạnh
mẽ, tức thì tới quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Một ngành có nhiều doanh nghiệp khác nhau, nhưng chỉ có một số trong đó đóng vai trò chủ chốt như những ĐTCT chính có khả năng chi phối, khống chế thị trường.
Để đề ra chiến lược cạnh tranh hợp lý, doanh nghiệp cần phân tích từng đối thủ cạnh tranh để hiểu được thực lực, khả năng phản kháng, cũng như dự đoán chiến lược kinh doanh của các đối thủ. Để chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các doanh nghiệp thường thực hiện các chiến lược như: nâng cao chất lượng sản phẩm, bổ sung những đặc điểm mới của sản phẩm, phát triển tuyến sản phẩm, không ngừng hoàn thiện sản phẩm làm cho các sản phẩm của mình khác biệt, nổi trội, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
Trước những áp lực khác nhau từ các ĐTCT, các doanh nghiệp một mặt phải nhận diện hính xác từng ĐTCT, mặt khác phải theo dõi để kịp thời có đối sách ứng phó với các diễn biến từ phía các ĐTCT.
1.4.2.6. Khách hàng
Khách hàng là thị trường của doanh nghiệp, đồng thời, khách hàng lại là một trong những lực lượng- yếu tố quan trọng nhất chi phối mang tính quyết định tới các hoạt động của doanh nghiệp. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng, do đó doanh nghiệp cần phải đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đáp ứng chuỗi giá trị dành cho khách hàng. Mỗi sự biến đổi về nhu cầu, quyết định mua sắm của khách hàng đều buộc doanh nghiệp phải xem xét lại các quyết định marketing của mình. Nếu như sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường không có nhu cầu hoặc có ít nhu cầu thì giá có thấp tới đâu hay quảng cáo hấp dẫn thế nòa thì cũng là hoàn toàn vô nghĩa.
Do đó, khi hoạch định chiến lược sản phẩm, cần phải nghiên cứ phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, động cơ mua của từng khu vực thị trường. Doanh nghiệp phải có chiến lược thích nghi sao cho tạo ra những ưu thế cho sản phẩm của doanh nghiệp mình.
1.4.2.7. Nhà cung ứng
Không chỉ khách hàng, mà doanh nghiệp luôn phải chịu áp lực từ phía các tổ chức cung ứng thiết bị, nguyên vật liệu, vốn, lực lượng lao động. Ảnh hưởng của nhà cung ứng đối với năng lực cạnh tranh của tuyến sản phẩm của doanh nghiệp:
Đối với nhà cung cấp vật tư thiết bị: Doanh nghiệp cần phải liên hệ cho mình nhiều nhà cung ứng để tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào một nhà cung ứng, nếu lệ thuộc quá nhiều vào một nhà cung ứng doanh nghiệp có khả năng bị các tổ chức này gây khó khăn bằng cách tăng giá, giảm chất lượng hàng hóa hoặc dịch vụ đi kèm.
Đối với nhà cung cấp vốn: hầu hết các doanh nghiệp đều phải vay vốn để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Để tránh tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào một loại hình huy động vốn nghiệp cần nghiên cứu một cơ cấu vốn hợp lý.
Nguồn lao động: Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp phát triển bền vững, chính vì vậy doanh nghiệp cần có chính sách tuyển dụng và đào tạo hợp lý để thu hút, chủ động nguồn lao động nhất là đội ngũ lao động có trình độ.
1.4.2.8. Sản phẩm thay thế
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.
Phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ. Về cơ bản sản phẩm thay thế thường có ưu thế hơn bởi những đặc trưng riêng biệt. Sự xuất hiện các sản phẩm thay thế rất đa dạng và phức tạp tạo thành nguy cơ cạnh tranh về giá rất mạnh đối với sản phẩm hiện có của doanh nghiệp, làm giảm và khả năng cạnh tranh của tuyến sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp.