Nhu cầu phần mềmQTDN tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho tuyến sản phẩm phần mềm quản trị doanh nghiệp của công ty Cổ phần Giải pháp Truyền thông Apzon (Trang 40 - 42)

Phần mềm QTDN: phần mềm QTDN là các phần mềm được tạo ra để hỗ trợ

cho các nghiệp vụ của doanh nghiệp, giúp tự động hóa các nghiệp vụ của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, chính xác, giảm trừ sai sót và dựa vào đó, nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.

- Sản phẩm chủ yếu trong tuyến sản phẩm phần mềm QTDN:

Hình 2.1. Danh mục sản phẩm trong tuyến sản phẩm phần mềm QTDN

Thị trường tuyến sản phẩm phần mềm QTDN

- Đại đa số các doanh nghiệp vừa và lớn ở Việt Nam hiện nay đã và đang áp dụng phần mềm nào đó cho các bộ phận như kế toán, kho, nhân sự. Tuy nhiên, mức độ áp dụng các phần mềm này rất khác nhau. Có công ty chỉ dùng những phần mềm này cho mục đích quản lý tài chính, hệ thống báo cáo nhà nước. Có những công ty sử dụng phần mềm cho mục đích quản trị. Và giải pháp được sử dụng để giúp doanh nghiệp có thể quản trị tổng thế đó là Enterprise resource planning (ERP)

Có nhiều cách gọi khác nhau về giải pháp Enterprise resource planning, viết tắt là (ERP), có thể là giải pháp hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp, các nguồn lực bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực của doanh nghiệp hay giải pháp quản trị

doanh nghiệp tổng thể. ERP sẽ tích hợp tất cả các nghiệp vụ cốt lõi của doanh nghiệp (tài chính, kinh doanh, kho, nhân sự, sản xuất…) trong một hệ thống duy nhất, thông tin sẽ được cập nhật, xử lý và kiểm soát theo quy trình, nhờ đó, các nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định kịp thời và DN sẽ kiểm soát được tốt hơn các nguồn lwucj của mình.

- Có thể nói, việc ứng dụng ERP là một xu thế tất yếu đối với doanh nghiệp, nhất là trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng nhanh, sự cạnh tranh quốc tế sẽ thay thế dần cạnh tranh nội địa; tốc độ thay đổi ngày càng nhanh đòi hỏi các công ty có khả năng phản ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường và phải hiểu rõ nhu cầu và đáp ứng quyền lợi của khách; xã hội hóa thông tin, sự tiếp cận với nhiều thông tin cũng mở ra cho các DN những cơ hội kinh doanh mới và thông tin trở thành một lợi thế cạnh tranh. Vì vậy trong bối cảnh này, DN không thể tồn tại và phát triển nếu bản thân nó lại thiếu thông tin. Ứng dụng ERP cũng đồng nghĩa với việc tổ chức lại các hoạt động của DN theo các quy trình chuyên nghiệp, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, do đó nó nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, tăng năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu của DN.

- Do đó, ERP là một công cụ chiến lược giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị, tạo được khả năng cạnh tranh với sự tích hợp tất cả quá trình kinh doanh và tối ưu hoá các nguồn lực doanh nghiệp từ nguồn nhân lực, vật lực, tài lực cho đến hệ thống thông tin. ERP không đơn thuần là công nghệ. Trên hết, nó là nơi tích lũy kiến thức và kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm tác nghiệp.

- Trên thế giới, trong lĩnh vực ERP người ta thường nhắc đến hai tên tuổi lớn SAP của Đức và Oracle của Mỹ. Trong thị trường Việt Nam, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường ERP cũng tăng trưởng theo, cạnh tranh cũng ngày 1 gay gắt. Hiện tại, phần mềm ERP có rất nhiều nhà cung cấp, bao gồm những ông lớn về ERP trên thế giới (ERP ngoại) như SAP, Oracle, Microsoft Navision, Solomon, … và cả những công ty trong nước phát triển lên ERP từ các phần mềm kế toán có sẵn của họ như Misa, Fast, EFFECT, ITG…

- Khách hàng sử dụng hệ thống ERP này chỉ là khách hàng tổ chức, đó là các công ty, doanh nghiệp, trường học, viện nghiên cứu…Các chuyên gia nhận

định, tại Việt Nam, thị trường phần mềm ứng dụng, trong đó có ERP, đang bắt đầu nóng lên. Hãng AMI-Partners (hang nghiên cứu thị trường) công bố: DN vừa và nhỏ VN sẽ dẫn đầu Đông nam Á về tốc độ chi tiêu cho hạ tầng CNTT trong năm 2007, với mức tăng 24%.

- Thực tế trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế có nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp cân nhắc nhiều hơn khi phải đầu tư, thường là một khoản đầu tư lớn cho một hệ thống ERP truyền thống cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp luôn mong muốn ứng dụng các công nghệ quản lý doanh nghiệp như ERP, quản lý khách hàng (CRM), quản lý chuỗi cung ứng (SCM)... trên qui mô toàn công ty để đạt được hiệu quả tối ưu, tuy nhiên chi phí đầu tư lớn cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường ERP. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu hồi phục tốt hơn trong năm 2015 và các doanh nghiệp cũng có nhiều lạc quan hơn trong kinh doanh, do đó các dự án ERP cũng bắt đầu sôi động và nhiều hứa hẹn rất lạc quan trong năm 2015.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho tuyến sản phẩm phần mềm quản trị doanh nghiệp của công ty Cổ phần Giải pháp Truyền thông Apzon (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w