Giải pháp bảo đảm thực hiện phápluật về phòng, chống ma

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 101)

trên địa bàn TP. Hải Phòng

3.3.1. Giải pháp pháp luật: hệ thống các văn bản về PCMT phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn công tác PCMT

Hệ thống các văn bản pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức thực hiện công tác PCMT về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn. Trong những năm qua, xuất phát từ thực tiễn công tác PCMT, các văn bản pháp luật đã đƣợc xây dựng và kiện toàn thành hệ thống các văn bản từ Luật, Nghị định, Thông tƣ. Các văn bản này luôn đƣợc cập nhật để bảo đảm phù hợp với tình hình thực hiện của công tác PCMT trên cả nƣớc.

Trong bối cảnh tình hình ma túy diến biến phức tạp, hệ thống văn bản pháp luật về PCMT cần đƣợc tiếp tục kiện toàn, bảo đảm tính cập nhật, thống nhất, phù hợp với thực tiễn và mang tính dự báo để lƣờng trƣớc những khó khăn, thách thức của công tác PCMT.

Bên cạnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản khác thể hiện quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc về công tác PCMT góp phần quan trọng trong việc chỉ đạo, hƣớng dẫn thực hiện công tác PCMT trong thực tiễn cuộc sống. Các Chị thị, Nghị quyết, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về công tác PCMT là những văn bản “chỉ đƣờng, dẫn lối” cho các chủ thể của pháp luật PCMT tổ chức thực hiện tốt các quyền chủ thể của mình, để bảo đảm nâng cao hiệu quả công tác PCMT. Chính vì vậy, để tiếp tục khẳng định vai trò của mình, hệ thống văn bản này phải luôn đảm bảo: i) tính phù hợp với hệ thống các văn bản quy phạm; ii) thể hiện đƣợc quan điểm chỉ đạo, lãnh đạo và hƣớng dẫn tổ chức thực hiện cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật PCMT; iii) phù hợp với thực tiễn tình hình tệ nạn ma túy và công tác PCMT; iv) bảo đảm đƣợc tính dự báo trong tƣơng lai gần, cũng nhƣ tầm nhìn trong cuộc đấu tranh phòng, chống và đẩy lùi tệ nạn ma túy.

Trên địa bàn thành phố Hải Phòng, bên cạnh hệ thống các văn bản pháp luật, các Chị thị, Nghị quyết, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về công tác PCMT thì các văn bản của Thành ủy, Chính quyền thành phố Hải Phòng về tổ chức thực hiện công tác PCMT cũng có vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ, thành phố Hải Phòng đƣợc xác định là một trong những điểm nóng về tệ nạn ma túy, là địa bàn trọng điểm về công tác PCMT, nơi mà tệ nạn ma túy diễn biến phức tạp, các tội phạm liên quan đến tệ nạn ma túy có chiều hƣớng gia tăng.

Chính vì vậy, các văn bản của Thành ủy, Chính quyền Hải Phòng phải bảo đảm phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc còn phải bảo đảm: i) phải phù hợp với tính phức tạp của tệ nạn ma túy và công tác PCMT trên địa bàn thành phố (bảo đảm tính đặc thù); ii) phù hợp với năng lực thực hiện của các chủ thể trong quan hệ pháp luật PCMT (bảo đảm tính phù hợp); iii) bảo đảm tính dự báo, cập nhật để xử lý những khả năng có thể xảy ra trong tƣơng lai (bảo đảm tính cập nhật).

Nói tóm lại, để bảo đảm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng thì hệ thống các văn bản về PCMT phải luôn thể

hiện đƣợc tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn và đặc thù của thành phố Hải Phòng. Đây là cơ sở pháp lý tối quan trọng để các chủ thể trong quan hệ pháp luật PCMT thực hiện các quyền chủ thể của mình, quyết định đến hiệu quả của công tác PCMT trên thực tiễn.

3.3.2. Giải pháp về chủ trương: tiếp tục đối mới phương pháp và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể; huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy

Tiếp tục phổ biến, quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị và các chủ trƣơng, kế hoạch chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ và các cơ quan Trung ƣơng về công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

Rà soát, đánh giá thực trạng và diễn biến tình hình tệ nạn ma túy tại địa phƣơng; làm rõ, nhân rộng những kinh nghiệm hay, những mô hình tiên tiến, hiệu quả và tập trung cao khắc phục những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; kết hợp với đánh giá thực hiện Chỉ thị 05, Chỉ thị 48 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 09 của Ban Bí thứ về công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm và đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Cụ thể hóa trách nhiệm của cấp ủy Đảng, đảng viên trong công tác PCMT phù hợp với tình hình thực tế và đặc thù của từng đơn vị, địa phƣơng. Có cơ chế xử lý nghiêm trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phƣơng để xảy ra tình trạng ma túy phức tạp, kéo dài mà không giải quyết, đồng thời khen thƣởng kịp thời, thỏa đáng cho những cá nhân, tập thể làm tốt.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng đối với công tác PCMT. Quan tâm xây dựng, củng cố hệ thống chính trị tại những địa bàn phức tạp về tệ nạn ma túy, địa bàn các xã có điều kiện khó khăn về kinh tế, trình độ dân trí thấp… nhằm tạo ra một phòng tuyến PCMT vững chắc từ cơ sở.

Phát huy vai trò của lực lƣợng Công an, Mặt trận Tổ quốc các cấp, huy động mạnh mẽ sự tham gia của các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ

chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia đấu tranh, phòng, chống tệ nạn ma túy.

3.3.3. Giải pháp về cơ chế thực hiện

3.3.3.1. Tiếp tục đẩy mạnh, đa dạng hóa, đổi mới công tác thông tin, tuyên

truyền, giáo dục, vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về tác hại, hậu quả của ma túy

Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thông về tệ nạn ma túy gắn với thay đổi hành vi không an toàn có nguy cơ lây nhiễm HIV, tác hại của HIV/AIDS. Thƣờng xuyên đổi mới phƣơng pháp, hình thức, nội dung tuyên truyền, tập trung vào các khu vực, địa bàn trọng điểm, các nhóm đối tƣợng có nguy cơ cao.

Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, giáo dục với đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm tại cộng đồng dân cƣ”; phong trào xây dựng xã, phƣờng, thị trấn, thôn, tổ dân phố, trƣờng học… không có ma túy. Thƣờng xuyên phát động phong trào toàn dân tham gia phát hiện, tố giác, đấu tranh, ngăn chặn tệ nạn ma túy.

Củng cố và nâng cao vai trò của nhân tố gia đình, giáo dục; xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ và phát triển bền vững… Tạo điều kiện cho ngƣời dân công khai tình trạng nghiện và thực hiện các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV, tổ chức cai nghiện và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng.

3.3.3.2. Tập trung chỉ đạo trực tiếp, quyết liệt đối với công tác phòng, chống ma túy; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy

Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp đƣợc đề ra trong Chiến lƣợc quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030; Chƣơng trình mục tiêu quốc gia PCMT giai đoạn 2012 - 2015. Chỉ đạo nghiên cứu gắn việc thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm; việc làm và dạy nghề; giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới… và các chƣơng trình phát triển

kinh tế, xã hội khác ở địa phƣơng; quan tâm giải quyết việc làm cho những ngƣời nghiện ma túy đã hoàn thành cai nghiện.

Đƣa nội dung, nhiệm vụ PCMT vào các chƣơng trình, kế hoạch hoạt động, chỉ đạo thƣờng xuyên các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể; cụ thể hóa các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với từng địa phƣơng.

Tập trung nắm tình hình, phát hiện, điều tra, xử lý kiên quyết và kịp thời các đƣờng dây buôn bán, vận chuyển ma túy; tổ chức các đợt cao điểm truy quét tội phạm ma túy; kiên quyết không để tồn tại các tụ điểm phức tạp về ma túy, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Kiểm soát chặt chẽ tiền chất và các hoạt động kinh doanh hợp pháp các loại tiền chất, thuốc hƣớng thần, thuốc gây nghiện; chủ động ngăn chặn, triệt phá các ổ, nhóm sản xuất trái phép chất ma túy.

Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động dịch vụ văn hóa, du lịch dễ nảy sinh các tệ nạn ma túy. Nâng cao trách nhiệm của chính quyền cấp xã, phƣờng, thị trấn và các đoàn thể, lực lƣợng chức năng ở cơ sở trong việc quản lý chặt chẽ địa bàn dân cƣ và di biến động của ngƣời dân. Thƣờng xuyên kiểm tra, thanh tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi, đối tƣợng hoạt động ma túy.

3.3.3.3. Đa dạng hóa hình thức và nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện

ma túy, điều trị phục hồi cho người nghiện bằng thuốc thay thế; đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động can thiệp giảm tác hại, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và dạy nghề, tạo việc làm cho người người nghiện, người điều trị Methadone

Đẩy mạnh và mở rộng các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong PCMT gắn với phòng, chống HIV/AIDS, mại dâm. Tiếp tục mở rộng và thực hiện xã hội hóa chƣơng trình điều trị Methadone. Triển khai nghiên cứu, ứng dụng phƣơng pháp điều trị cho những ngƣời điều trị Methadone ra khỏi chƣơng trình để giảm dần số ngƣời phụ thuộc vào thuốc Methadone.

Duy trì quy mô, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của các Trung tâm Giáo dục - Lao động - Xã hội hiện có; chú trọng triển khai các biện pháp điều trị hỗ

trợ, phục hồi sức khỏe, giáo dục, dạy nghề trong các trung tâm. Đẩy mạnh các hình thức tổ chức cai nghiện tại cộng đồng và gia đình. Triển khai chƣơng trình thí điểm chống tái nghiện và nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp cai nghiện đối với ngƣời nghiện các chất ma túy tổng hợp.

Thƣờng xuyên rà soát, nắm chắc đối tƣợng nghiện ma túy ngay tại nơi cƣ trú để đƣa đi cai nghiện, điều trị phục hồi. Tập trung đánh giá kết quả việc tổ chức thực hiện các giải pháp trong công tác cai nghiện và quản lý sau cai, đồng thời với việc phân tích ảnh hƣởng của những nhân tố mới phát sinh trong thời gian tới để xác định các giải pháp phù hợp cần tập trung thực hiện.

Chú trọng đẩy mạnh công tác dạy nghề, giải quyết việc làm và xây dựng các mô hình hỗ trợ cho ngƣời sau cai nghiện, ngƣời nghiện Methadone để giúp đỡ họ hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.

3.3.3.4. Tăng dần đầu tư từ ngân sách, kết hợp chặt chẽ với đẩy mạnh xã

hội hóa nhằm từng bước thay thế nguồn viện trợ nước ngoài; đảm bảo đủ nguồn lực duy trì bền vững hoạt động

Tranh thủ sự đầu tƣ, hỗ trợ của Trung ƣơng cho các chƣơng trình mục tiêu, đề án, dự án; đồng thời tăng dần mức đầu tƣ từ ngân sách thành phố và các địa phƣơng cho công tác PCMT đáp ứng yêu cầu triển khai các nhiệm vụ và tƣơng xứng với mức tăng thu ngân sách hàng năm; bố trí nguồn từng bƣớc thay thế khi nguồn viền trợ từ ngƣời ngoài đang cắt giảm dần.

Tiếp tục củng cố, đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các đơn vị làm nhiệm vụ PCMT. Ƣu tiến đầu tƣ trang thiết bị, công nghệ hiện đại để giám sát, phát hiện các loại chất ma túy tổng hợp, nghiên cứu, ứng dụng phƣơng pháp cai nghiện ma túy tổng hợp, chống tái nghiện và điều trị cho ngƣời điều trị Methadone ra khỏi chƣơng trình.

Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa các loại hình hoạt động, hình thức huy động nguồn lực xã hội tham gia vào công tác PCMT. Thực hiện lộ trình chuyển các cơ sở điều trị Methadone theo mô hình xã hội hóa, từng bƣớc thay thế nguồn viện trợ rút khỏi chƣơng trình. Huy động các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân

tham gia vào việc tổ chức cai nghiện, điều trị Methadone và đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho ngƣời sau cai nghiện ma túy, ngƣời nghiện điều trị Methadone.

3.3.3.5. Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các

cơ quan chức năng làm nhiệm vụ phòng, chống ma túy; tăng cường sự phối hợp liên ngành và giữa các ngành chức năng với các địa phương đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ trong việc triển khai các nhiệm vụ

Củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống tổ chức bộ máy làm nhiệm vụ PCMT; thực hiện tốt chế độ tuyển chọn cán bộ; thƣờng xuyên đào tạo, nâng cao kiến thức, chất lƣợng đội ngũ cán bộ.

Xây dựng đề án sắp xếp lại các trung tâm Giáo dục - Lao động - Xã hội đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao chất lƣợng chữa trị cho ngƣời nghiện ma túy và phù hợp với định hƣớng tổ chức cai nghiện tập trung cho Chính phủ.

Thƣờng xuyên củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo và Đoàn kiểm tra liên ngành các cấp; phân công trách nhiệm cụ thể, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các lực lƣợng nòng cốt nhƣ Công an, LĐTB&XH, Y tế. Đồng thời, tăng cƣờng phối hợp liên ngành, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lƣợng nòng cốt với nhau, với các ngành, đoàn thể và với chính quyền địa phƣơng trong việc tổ chức thực hiện công tác PCMT.

3.3.3.6. Kết hợp đồng bộ, hiệu quả các biện giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại trong công tác PCMT

Với vị trí địa lý, đặc điểm tình tội phạm và tệ nạn ma tuý ở Hải Phòng, ngoài các giải pháp trên, thời gian tới để nâng cao hiệu quả công tác PCMT nói chung, thực hiện pháp luật về PCMT nói riêng trên địa bàn thành phố Hải Phòng, thành phố Hải Phòng cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại với những giải pháp đặc thù vụ thể sau:

Về giảm cung: Chỉ đạo lực lƣợng Công an thành phố tập trung nắm tình hình xác lập các chuyên án đấu tranh triệt phá các đƣờng dây mua bán, vận chuyển ma tuý tổng hợp từ Trung Quốc qua của khẩu Móng Cái, Quảng Ninh, cửa khẩu Lạng Sơn về Hải Phòng tiêu thụ, các đƣờng dây mua bán, vận chuyển

ma tuý từ các tỉnh tuyến biên giới tây bắc nhƣ Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hoà Bình và các tỉnh miền trung (Nghệ An, Thanh Hoá) đƣa ma tuý về Hải Phòng tiêu thụ; tuyến đƣờng bƣu điện đƣa ma tuý tổng hợp từ các nƣớc Úc, Canada, Séc, Anh...về Hải Phòng. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định 133/2002/QĐ-TTg ngày 9/10/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành quy chế phối hợp giữa lực lƣợng Công an, Hải Quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển trong đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy tại địa bàn biên giới cửa khẩu và trên biển, tập trung đấu tranh ngăn chặn ma tuý từ ngoài xâm nhập vào địa bàn thành phố qua biên giới biển. Phối hợp với An ninh hàng không kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển trái phép chất ma tuý từ nƣớc ngoài và các tỉnh phía nam vào Hải Phòng qua cảng hàng không sân bay Cát Bi.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “ Xoá phá các tụ điểm

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 101)