Khái niệm, đặc điểm của thực hiện phápluật về phòng, chống

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 33)

Các văn bản quy phạm pháp luật đã đƣợc ban hành cần đƣợc thực hiện trong cuộc sống thì chúng mới có ý nghĩa. Mục đích của việc ban hành văn bản pháp luật chỉ đạt đƣợc khi các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nƣớc đặt ra đƣợc các tổ chức và cá nhân trong xã hội thực hiện một cách chính xác, đầy đủ. Do vậy, vấn đề không chỉ là xây dựng và ban hành thật nhiều các văn bản pháp luật, điều quan trọng là phải thực hiện pháp luật, làm cho những yêu cầu, quy định của chúng trở thành hiện thực.

Việc thực hiện chính xác, đầy đủ pháp luật xã hội chủ nghĩa là mối quan tâm không chỉ từ phía Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa mà từ cả mỗi ngƣời dân trong xã hội. Họ tự giác thực hiện pháp luật và đòi hỏi pháp luật phải đƣợc các tổ chức, các cá nhân khác tôn trọng, thực hiện chính xác và đầy đủ.

đặc biệt quan trọng trong khoa học pháp lý cũng nhƣ trong hoạt động thực tiễn. Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về THPL xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN, Nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân. Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm về vấn đề tăng cƣờng pháp chế, coi trọng việc THPL. Nghiên cứu các văn kiện Đại hội Đảng, nhất là từ Nghị quyết Đảng lần thứ VI đến nay, trong các văn kiện đều đề cập đến nhiệm vụ xây dựng pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật và tăng cƣờng pháp chế, nhƣ: Pháp luật đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh, mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, mọi cán bộ bất cứ cƣơng vị nào đều phải sống và làm việc theo pháp luật, gƣơng mẫu tôn trọng pháp luật, không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật, mọi hành vi vi phạm đều phải xử lý hay: “Tăng cƣờng pháp chế, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức”, hoặc: “Phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ cƣơng, tăng cƣờng pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục toàn dân, nâng cao ý thức chấp hành luật”. Các quan điểm trên của Đảng về pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật và tăng cƣờng pháp chế XHCN đã đƣợc thể chế hóa trong hệ thống Hiến Pháp, pháp luật, mà sự thể chế hóa quan trọng và tập trung nhất đƣợc thể hiện trong Hiến pháp 1992:

Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cƣờng pháp chế XHCN. Các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến Pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật [46, Điều 12].

Nhƣ vậy, có thể nói một trong những vấn đề quan trọng trong quản lý xã hội là phải đƣa các quy định pháp luật vào cuộc sống, biến những quy định pháp luật thành hiện thực trong điều chỉnh các quan hệ xã hội, hay nói cách khác là phải thực hiện pháp luật.

Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con ngƣời phù hợp với những quy định của pháp luật. Nói khác đi, tất cả những hoạt động nào của con ngƣời, của các tổ chức mà thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật thì đều đƣợc coi là biểu hiện của việc thực hiện các quy phạm pháp luật.

Dƣới góc độ, pháp lý, thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp. Hành vi đó không trái mà phù hợp với quy định của pháp luật và có lợi cho xã hội, cho Nhà nƣớc, cho cá nhân. Hành vi hợp pháp có thể đƣợc thực hiện trên cơ sở nhận thức của chủ thể là cần thiết phải xử sự theo đúng quy định của pháp luật. Cũng có thể chúng đƣợc thực hiện do chủ thể bị ảnh hƣởng của những ngƣời xung quanh chứ bản thân ngƣời thực hiện hành vi đó chƣa hoặc không nhận thức đầy đủ là tại sao phải làm nhƣ vậy. Còn có thể có những hành vi hợp pháp đƣợc thực hiện do kết quả của việc áp dụng những biện pháp cƣỡng chế của nhà nƣớc hoặc do sợ bị áp dụng những biện pháp đó. Thực hiện pháp luật có thể là hành vi của mỗi cá nhân nhƣng cũng có thể là hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế...

Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của chủ thể pháp luật và Thực hiện pháp luật PCMT là quá trình hoạt động có mục đích của các chủ thể pháp luật, bằng hành vi của mình đƣa các quy định của pháp luật về PCMT đi vào thực tế đời sống nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với tệ nạn ma túy.

Đặc điểm thực hiện pháp luật về PCMT:

- Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật chủ yếu của thực hiện pháp luật về PCMT: Nội dung của pháp luật PCMT chủ yếu tập trung quy định về phòng, ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong PCMT. Chính vì vậy, vai trò thực hiện pháp luật của các chủ thể là cơ quan có thẩm quyền (thƣc hiện chức năng, thẩm quyền...) là cực kỳ quan trọng, quyết đến hiệu quả công tác phòng, chống ma tuý. Chính vì vậy, áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện phápluật PCMT chủ yếu ( Nhà nƣớc thông

qua các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật PCMT thực hiện những quy định của pháp luật PCMT hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để thực hiện.

- Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với thực hiện pháp luật về PCMT: Quan điểm chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc đƣợc thể chế hoá trong hệ thống pháp luật về PCMT trong quá trình xây dựng luật. Tuy nhiên, do tính chất đặc biệt nguy hiểm của tệ nạn ma tuý nên Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm đến công tác PCMT nói chung và thực hiện pháp luật PCMT nói riêng nên sau khi các văn bản pháp luật PCMT đƣợc ban hành, Đảng, Nhà nƣớc còn ban hành các văn bản thể hiện quan điểm, chủ trƣơng định hƣớng cho công tác tổ chức triển khai thực hiện pháp luật PCMT để đƣa pháp luật PCMT đi vào cuộc sống. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc đóng vai trò chỉ đạo, định hƣớng cho thực hiện phápluật về PCMT.

- Thực hiện pháp luật về PCMT gặp rất nhiều khó khăn so với thực hiện pháp luật về các lĩnh vực khác bởi tính chất nguy hiểm của tệ nạn ma tuý và tính chất quyết liệt của cuộc đấu tranh PCMT.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)