Nội dung chủ yếu của phápluật về phòng, chống ma túy

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 27)

Từ khái niệm pháp luật về PCMT, nội dung của pháp luật về PCMT bao gồm: - Những quy định về chất ma túy và tiền chất dùng vào việc sản xuất ma túy; - Những quy định về trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong PCMT;

- Những quy định về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy. -Trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật về PCMT. Trong những năm qua, Việt Nam đã từng bƣớc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về PCMT, nhằm ngăn chặn, đầy lùi và xóa bỏ tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội. Nội dung chủ yếu của pháp luật về PCMT đƣợc khái quát cụ thể nhƣ sau:

a. Pháp luật về PCMT quy định về chất ma túy và tiền chất dùng vào việc

sản xuất ma túy

Quy định về chất ma tuý và tiền chất dùng vào việc sản xuất ma tuý ở các văn bản pháp luật: Luật Hình sự, Luật PCMT và các Nghị định của Chính phủ. Các chất ma tuý đƣợc quy định trong Luật Hình sự gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca, hêrôin, côcain, lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tƣơi, các chất ma tuý khác ở thể rắn, các chất ma tuý khác ở thể lỏng. Luật PCMT không liệt kê các chất ma tuý nhƣ Luật Hình sự mà đƣa ra khái niệm chất ma tuý theo hƣớng khái quát, chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hƣớng thần, tuy nhiên chỉ những chất gây nghiện, chất hƣớng thần đƣợc quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành thì mới đƣợc coi là chất ma tuý. Đối với tiền chất ma tuý dùng vào việc sản xuất ma tuý, Luật hình sự chỉ đƣa cụm từ “ tiền chất” chứ không quy định các tiền chất cụ thể nhƣ trong Luật PCMT. Theo Luật PCMT thì tiền chất là các hoá chất không thể thiếu đƣợc trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma tuý, đƣợc quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.

b. Pháp luật về PCMT quy định về trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ

quan, tổ chức trong PCMT

trong PCMT đƣợc quy định trong Luật PCMT (gồm 9 điều từ Điều 6 đến Điều 14), trong đó: Luật quy định rõ cá nhân phải có trách nhiệm với chính bản thân mình, đối với gia đình mình và đối với xã hội. Đối với chính bản thân mình, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ sức khoẻ của mình không đƣợc sử dụng trái phép chất ma tuý dƣới bất kỳ hình thức nào; thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần để chữa bệnh. Đối với gia đình mình phải có trách nhiệm giáo dục các thành viên trong gia đình, kể cả thân nhân và tác hại của ma tuý và thực hiện các quy định của pháp luật về PCMT; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn các thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma tuý. Đối với xã hội, cá nhân có trách nhiệm cả trong phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với tệ nạn ma tuý và cả trong công tác cai nghiện.

Đối với gia đình, do gia đình có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn các thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma tuý, Luật quy định gia đình là một chủ thể có những trách nhiệm nhất định nhƣ: Giáo dục, quản lý chặt chẽ, đấu tranh ngăn chặn thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma tuý; đấu tranh với các hành vi trái phép về ma tuý của thân nhân và của ngƣời khác; tham gia hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma tuý tại các cơ sở cai nghiện và tại gia đình cộng đồng; đóng góp một phần kinh phí cho việc cai nghiện của các thành viên trong gia đình mình. Tuy nhiên, Luật không quy định áp dụng chế tài đối với gia đình, vì vai trò của gia đình chỉ có thể đƣợc phát huy trên cơ sở nhận thức đầy đủ về tác hại của ma tuý đối với từng thành viên trong gia đình, không phải trên cơ sở chế tài nghiêm khắc.

Đối với cơ quan, tổ chức Luật quy định, cơ quan tổ chức cũng có trách nhiệm nhƣ đối với cá nhân và gia đình có trách nhiệm phát hiện, cung cấp nhanh chóng các thông tin về tệ nạn ma tuý. Riêng đối với cơ quan Nhà nƣớc phải xem xét và giải quyết kịp thời những thông tin, tố giác về tệ nạn ma tuý; tham gia triệt phá cây có chứa do chính quyền địa phƣơng tổ chức...Luật còn quy định trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên, Nhà trƣờng và các cơ sở giáo dục, đơn vị vũ trang. Đặc biệt, Điều 13 của Luật đã quy định rõ cơ quan

chuyên trách phòng, chống tội phạm ma tuý thuộc lực lƣợng công an nhân dân và cơ quan này có đặc quyền, đƣợc áp dung các biện pháp nghiệp vụ trinh sát cần thiết để phát hiện tội phạm về ma tuý, bảo vệ ngƣời tố giác, ngƣời làm chứng và ngƣời bị hại trong các vụ án về ma tuý...

c. Pháp luật về PCMT quy định về về kiểm soát các hoạt động hợp pháp

liên quan đến ma túy

Luật PCMT dành một chƣơng (Chƣơng III) quy định kiểm soát chặt chẽ đối với việc nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, tàng trữ, mua bán, phân phối, trao đổi, sử dụng, xử lý nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần (nội dung này phải phù hợp với yêu cầu của 3 Công ƣớc của Liên hiệp quốc về phòng, chống ma tuý năm 1961, năm 1971 và năm 1998).

Luật không quy định cho một cơ quan chuyên trách kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý vì các hoạt động này thuộc các chuyên ngành khác nhau, nếu giao cho một cơ quan thực hiện việc kiểm soát thì khó đảm bảo hiệu quả do không đủ trình độ nghiệp vụ cũng nhƣ kinh phí để bao quát hết các vấn đề về ma túy. Vì vậy, Luật quy định theo hƣớng:

- Bộ Y tế có thẩm quyền kiểm soát chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học;

- Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thƣơng) có thẩm quyền kiểm soát chất ma tuý, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực sản xuất;

- Bộ Công an có thẩm quyền kiểm soát chất ma tuý, tiền chất vào, ra hoặc quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và trong các hoạt động để phục vụ trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý (giám định, nghiên cứu, huấn luyện).

d. Pháp luật về PCMT quy định về trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật về PCMT

- Luật PCMT quy định các hành vi bị cấm: tại Điều 3 của Luật quy định liệt kê một loạt các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến ma tuý.

Mục đích của quy định nhằm ngăn chặn, đẩy lùi và loại trừ tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội. Các tổ chức, cá nhân nếu thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm này sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự và Pháp luật Xử lý vi phạm hành chính.

- Chƣơng XVIII Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định các tội phạm về ma tuý gồm 10 Điều tƣơng ứng với 10 tội danh khác nhau. So với Chƣơng VIIA (phần tội phạm) Bộ luật hình sự năm 1985, thì Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định ít hơn 4 Điều (Bộ luật hình sự năm 1985 có 14 Điều) nhƣng các hành vi phạm tội về ma tuý vẫn bị xử lý không sót một hành vi nào.

Các tội phạm về ma tuý quy định tại Chƣơng XVIII của Bộ luật hình sự năm 1999 có đặc điểm chung nhất là bất cứ hành vi phạm tội nào cũng trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến ma tuý. Cũng chính vì vậy, Chƣơng XVIII có tên gọi “Các tội phạm về ma tuý”. Tuy nhiên, do tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm ma tuý cáo hơn so với các tội phạm khác đƣợc quy định trong Bộ luật Hình sự (trừ cáctội xâm phạm an ninh quốc gia) nên mức hình phạt của tội các tội phạm ma tuý rất nghiêm khắc: trong số 10 tội thì có 3 tội có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình (khoản 4 Điều 193, khoản 4 Điều 194 và khoản 4 Điều 197); có 2 tội có mức cao nhất của khung hình phạt là chung thân (khoản 4 Điều 195, khoản 4 Điều 200 và khoản 4 Điều 201); có 12 trƣờng hợp là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (khoản 3, khoản 4 Điều 193, khoản 3, khoản 4 Điều 194, khoản 3, khoản 4 Điều 195, khoản 3, khoản 4 Điều 197, khoản 3, khoản 4 Điều 200 và khoản 3, khoản 4 Điều 201); có 8 trƣờng hợp là tội phạm rất nghiêm trọng (khoản 2 Điều 193, khoản 2 Điều 194, khoản 2 Điều 195, khoản 2 Điều 196, khoản 2 Điều 197, khoản 2 Điều 198, khoản 2 Điều 200 và khoản 2 Điều 201); có 10 trƣờng hợp là tội phạm nghiêm trọng (khoản 2 Điều 192, khoản 1 Điều 193, khoản 1 Điều 194, khoản 1 Điều 195, khoản 1 Điều 196, khoản 1 Điều 197, khoản 1 Điều 198, khoản 2 Điều 199, khoản 1 Điều 200 và khoản 1 Điều 201); chỉ có 2 trƣờng hợp là tội phạm ít nghiêm trọng (khoản 1 Điều 192 và khoản 1 Điều 199).

Việc Quốc hội quy định một Chƣơng các tội phạm về ma tuý đã đáp ứng yêu cầu bức xúc của tình hình đấu tranh PCMT đang xảy ra. Nắm chắc những đặc điểm của các tội phạm về ma tuý không chỉ giúp cho các các cơ quan tiến hành tố tụng và ngƣời tiến hành tố tụng có phƣơng pháp phù hợp trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự vào việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về ma tuý, mà còn có tác dụng vận động nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn ma tuý trong tình hình hiện nay, góp phần chặn đứng và đẩy lùi tệ nạn này.

Bên cạnh các quy định của Bộ luật Hình sự về các hình phạt đối với các hành vi phạm tội về ma túy, pháp luật Việt Nam còn có các quy định về xử lý hành chính đối với một số hành vi vi phạm trong công tác PCMT.

Các hành vi bị xử lý vi phạm hành chính chủ yếu đƣợc áp dụng đối với một số hành vi mà tính chất, mức độ vi phạm chƣa đến mức phải xử lý hình sự theo các quy định của Bộ luật hình sự.

Các quy định về xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về PCMT đƣợc quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (thay thế cho Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008) và các Nghị định do Chính phủ ban hành baogồm các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đƣợc quy định trong Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình (gọi tắt là Nghị định 167/2013/NĐ-CP) và các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, bao gồm:

+ Biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn: đối với Ngƣời nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cƣ trú ổn định [53, Điều 90.4];

+ Biện pháp đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: Đối tƣợng áp dụng biện pháp đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là ngƣời nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chƣa bị áp dụng biện pháp này nhƣng không có nơi cƣ trú ổn định [53, Điều 96.1];

Bên cạnh một số biện pháp xử lý vi phạm hành chính điển hình nêu trên, phụ thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về PCMT, chủ thể thực hiện hành vi còn bị áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 .

e. Pháp luật về PCMT quy định về cai nghiện ma túy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cai nghiện ma tuý đƣợc quy định trong Luật PCMT và Nghị định của Chính phủ. Cai nghiện ma tuý là một trong những nội dung quan trọng nhất của Luật. Việc cai nghiện ma tuý theo tinh thần của Luật là Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích việc tự nguyện cai nghiện ma tuý song song với việc áp dụng chế độ cai nghiện đối với ngƣời nghiện ma tuý, đồng thời tổ chức các cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc và khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện các hình thức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng bên cạnh đó khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài hỗ trợ các hoạt động cai nghiện ma tuý.

Đặc biệt, Luật giao cho ngành LĐTB&XH quản lý công tác cai nghiện ma tuý vì quản lý ma tuý là vấn đề mang tính xã hội cao và ngƣời nghiện ma tuý chƣa phải là tội phạm, nên không nhất thiết phải giao cho lực lƣợng công an quản lý. Trong quá trình thực hiện, ngành LĐTB&XH phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan công an, y tế và các cơ quan hữu quan khác.

Điều 28 quy định thời gian cai nghiện bắt buộc là từ một năm đến hai năm vì khi nghiện ma tuý, ngƣời nghiện ma tuý sẽ mắc các rối loạn về thể chất và tâm lý, thƣờng kèm theo các triệu chứng tâm thần. Do đó, muốn cai nghiện cho họ thì trƣớc hết phải điều trị rối loạn tâm lý va các triệu chứng rối loạn tâm thần. Việc điều trị này phải có thời gian dài mới có hiệu quả và phải trải qua các giai đoạn:

+ Cắt cơn giải độc, điều trị các bệnh phối hợp: tốn khoảng 03 tháng; + Điều trị phục hồi tâm lý, sức khoẻ: mất khoảng 09 tháng;

+ Lao động trị liệu, học nghề, chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng, chống tái nghiện: thƣờng là 12 tháng.

ra quyết định bắt buộc cai nghiện. Hiện nay, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghị định 221 của Chính phủ thì giao Toà án nhân dân cấp huyện ra quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc

Qua nghiên cứu nội dung pháp luật Việt Nam về phòng, chống ma tuý, có thể đƣa ra một số kết luận về pháp luật PCMT nhƣ sau:

- Pháp luật Việt Nam về PCMT là một bộ phận cấu thành trong hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc Việt Nam, là tổng thể những quy phạm pháp luật để điều chỉnh các hoạt động về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma túy, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan tới ma túy, quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong PCMT;

- Pháp luật Việt Nam về phòng, chống ma tuý là sự thể chế hoá tƣ tƣởng, quan điểm chỉ đạo, chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác phòng, chống ma tuý;

- Pháp luật Việt Nam về PCMT có quy định trách nhiệm của gia đình trong PCMT (quy định trong Luật PCMT). Đây là một đăc điểm mang tính đặc thù của Pháp luật Việt Nam về phòng, chống ma túy .

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 27)