Phápluật quốc tế về phòng, chống ma túy

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 52)

Trƣớc những tác hại của tệ nạn ma túy, các quốc gia trên thế giới luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác PCMT. Biểu hiện rõ rệt nhất là bên cạnh những quy định pháp luật quốc gia về PCMT, các quốc gia trên thế giới cùng nhau hợp tác, xây dựng, tham gia các công ƣớc quốc tế về PCMT, thể hiện quyết tâm thực hiện mục tiêu phải ngăn chặn và đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy.

Hiện nay, có ba (03) công ƣớc quốc tế về PCMT là:

- Công ƣớc thống nhất về các chất ma túy năm 1961: đã đƣợc sửa đổi theo Nghị định thƣ 1972 sửa đổi Công ƣớc thống nhất về các chất ma túy năm 1961. Công ƣớc này hiện có đại diện 73 quốc gia tham gia;

- Công ƣớc về các chất hƣớng thần 1971. Công ƣớc này hiện có đại diện 71 quốc gia tham gia;

- Công ƣớc Liên Hợp Quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hƣớng thần năm 1988 (Hội nghị thông qua tại phiên họp toàn thể lần thứ 6 ngày 19/12/1988). Công ƣớc này đƣợc gọi là Công ƣớc mở để bất kỳ quốc gia nào tham gia sẽ gửi văn kiện về việc gia nhập cho Tổng thƣ ký.

Ngày 01/9/1997, Việt Nam đã tham gia ba (03) công ƣớc này (theo Quyết định số 798/QĐ-CTN ngày 01/9/1997 của Chủ tịch nƣớc về việc tham gia ba (03) công ƣớc của Liên Hợp Quốc về kiểm soát ma túy.

Việc Việt Nam tham gia các công ƣớc quốc tế về PCMT thể hiện tinh thần hợp tác quốc tế, quyết tâm của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam trong công tác PCMT, nhằm huy động, tận dụng tối đa các nguồn ngoại lực từ cộng đồng quốc tế để ngăn chặn, đầy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội.

Bên cạnh việc tham gia các công ƣớc trên, các quốc gia trên thế giới còn nhận đƣợc sự hỗ trợ trong cuộc chiến chống ma túy từ Cơ quan PCMT và tội phạm Liên Hợp Quốc (viết tắt là UNOCD – United Nations Office on Drugs and Crime). UNOCD là cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm và ma túy.

UNODC (trƣớc đây gọi là UNDCP đƣợc thành lập 1991, trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị kiểm soát ma tuý của Liên Hiệp Quốc). UNODC có trụ sở tại Viên (Áo). Cơ sở hoạt động của UNODC là ba (03) công ƣớc quốc tế trên.

- Chức năng, nhiệm vụ của UNOCD: tập trung hoạt động ba lĩnh vực sau: + Nghiên cứu và phân tích nhằm tăng cƣờng kiến thức và hiểu biết về ma túy và tội phạm để phục vụ xây dựng chính sách và ra các quyết định trong đấu tranh phòng, chống ma túy và tội phạm;

+ Hỗ trợ các quốc gia trong phê chuẩn và thực hiện các hiệp ƣớc quốc tế, xây dựng luật về phòng, chống ma túy, tội phạm và khủng bố;

+ Tăng cƣờng năng lực của các quốc gia trong đấu tranh chống ma túy, tội phạm và khủng bố.

- Cơ cấu của UNOCD bao gồm: + Giám đốc điều hành;

+ Ban tƣ vấn pháp luật;

+ Ban phối hợp hành động, gồm 4 phân ban: Châu Á – Thái Bình Dƣơng, Châu Âu - Bắc Mỹ - Trung Đông, Châu Phi, Mỹ La Tinh - Ca Ri Bê;

+ Các văn phòng đại diện ở khu vực và ở một số nƣớc.

- Ngân sách hoạt động: một phần từ ngân sách thƣờng xuyên, phần lớn từ đóng góp tự nguyện.

- Quá trình hỗ trợ Việt Nam:

nâng cấp thành Văn phòng Đại diện năm 1998. Văn phòng tại Hà Nội trực thuộc Trung tâm Khu vực UNODC tại Băngkok, Thái Lan.

+ Từ năm 1992, UNODC bắt đầu viện trợ cho Việt Nam thông qua dự án: “Xây dựng kế hoạch tổng thể về kiểm soát ma tuý ở VN giai đoạn 1996-2000”. Kế hoạch trên bao gồm danh mục 6 dự án hỗ trợ kỹ thuật. Trong giai đoạn 1996- 1997 UNODC đã bảo đảm ngân sách cho 6 dự án.

+ UNODC hỗ trợ Việt Nam tham gia “Thoả thuận kiểm soát ma tuý khu vực”, gọi tắt là MOU ký tại Bắc Kinh tháng 5/1995 giữa UNODC và 6 nƣớc (Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam).

+ Các lĩnh vực ƣu tiên: Giảm cung, cầu ma tuý; Hỗ trợ về pháp luật. - Mục tiêu hoạt động của UNODC tại Việt Nam nhằm:

+ Cung cấp hỗ trợ cho lực lƣợng phòng chống ma túy nhằm tăng cƣờng năng lực điều tra và nghiêm cấm buôn bán và sử dụng ma túy.

+ Tăng cƣờng khuôn khổ pháp luật và hệ thống tƣ pháp trong kiểm soát ma túy và một số lĩnh vực tội phạm.

+ Giảm cầu ma túy thông qua khuyến khích giáo dục phòng ngừa và cải thiện các dịch vụ cai nghiện.

+ Giảm mạnh các hậu quả về xã hội và sức khỏe của mối liên hệ giữa tiêm chích ma túy và lây lan HIV/AIDS.

+ Tăng cƣờng kiến thức chung và năng lực đấu tranh chống tội phạm.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)