về công tác phòng, chống ma túy
Trong những năm qua, bám sát chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ƣơng và Chính phủ, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, Thành ủy, Chính quyền TP. Hải Phòng đã ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch, Chƣơng trình hành động để chỉ đạo quyết liệt công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy, điển hình nhƣ:
- Các Chỉ thị, Nghị quyết: Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 16/3/1998 của Ban Thƣờng vụ Thành ủy về đẩy mạnh công tác phòng, chống tệ nạn ma túy; Nghị quyết số 24-NQ/HĐND ngày 18/4/1998 của HĐND thành phố về phòng, chống và kiểm soát ma túy; Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 11/12/2001 của Ban Thƣờng vụ Thành ủy về tăng cƣờng lãnh đạo, tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng,
chống HIV/AIDS và các tệ nạn ma túy; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 30/10/2006 của Ban Thƣờng vụ Thành ủy về một số nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS và giải quyết các tệ nạn xã hội đến năm 2015; Nghị quyết số 15/2007/NQ-HĐND ngày 13/12/2007 của HĐND thành phố về đẩy mạnh phòng, chống HIV/AIDS đến 2010 và định hƣớng đến 2020.
- Các Chƣơng trình, Kế hoạch hành động, triển khai: Kế hoạch số 7890/KH- UBND ngày 29/12/2006 của UBND thành phố tổ chức thực hiện đề án “Tổng thể kiểm soát ma túy qua biên giới đến năm 2010” – TP. Hải Phòng; Chƣơng trình hành động số 173/CTr-UBND ngày 10/01/2008 của UBND thành phố thực hiện Quyết định số 156/2007/QĐ-TTg ngày 25/9/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về Chƣơng trình mục tiêu quốc gia PCMT đến năm 2010; Công văn số 761-CV/TU ngày 02/5/2008 của Ban Thƣờng vụ Thành ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 21- CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Kế hoạch số 6835/KH-BCĐ ngày 27/11/2008 của Ban Chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm TP. Hải Phòng (Ban Chỉ đạo 138) về việc đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Thƣờng vụ Thành ủy về Tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCMT trong tình hình mới; Chƣơng trình hành động số 901/CTr-UBND ngày 02/3/2009 của UBND thành phố thực hiện Quyết định số 165/2008/QĐ-TTg ngày 11/12/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới ở TP. Hải Phòng; Thông báo kết luận số 205-TB/TU ngày 26/11/2009 của Ban Thƣờng vụ Thành ủy sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị số 21- CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị; sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 07- NQ/TU ngày 30/10/2006 của Ban Thƣờng vụ Thảnh ủy; Kế hoạch số 6523/KH- UBND ngày 27/10/2011 của UBND thành phố triển khai thực hiện Chiến lƣợc quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy tại Hải Phòng đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030; Kế hoạch số 1846/KH-BCDD 138 ngày 24/3/2014 của Ban Chỉ đạo 138 TP. Hải Phòng về PCMT trên địa bàn thành phố năm 2014;
Căn cứ vào các văn bản nêu trên, quan điểm, chủ trƣơng của Thành ủy, Chính quyền TP. Hải Phòng về công tác PCMT thể hiện các nội dung sau:
Thứ nhất, công tác PCMT phải đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của chính quyền các cấp, trong đó nòng cốt là lực lƣợng Công an;
Thứ hai, PCMT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thƣờng xuyên liên tục và lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, quyết tâm và cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội. Nội dung PCMT phải đƣợc lồng ghép với việc thực hiện các Chƣơng trình, Chiến lƣợc quốc gia có liên quan;
Thứ ba, đầu tƣ cho PCMT là góp phần tích cực cho sự phát triển bền vững của thành phố. Huy động nguồn lực cho PCMT phải phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế, xã hội của thành phố trong từng giai đoạn, đồng thời huy động sự đóng góp của cộng đồng cho công tác này;
Thứ tƣ, kết hợp giữa phòng và chống, giữa giảm cung - cầu và giảm tác hại. Coi trọng công tác PCMT từ gia đình, tổ dân phố, xã, phƣờng, cơ quan, xí nghiệp, trƣờng học, đặc biệt cần tập trung vào nhóm đối tƣợng có nguy cơ cao;
Thứ năm, đẩy mạnh xã hội hóa PCMT trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, thành phần kinh tế và toàn dân.