Áp dụng phápluật về phòng, chống ma túy

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 39)

Trong quá trình thực hiện các chức năng và thẩm quyền của mình, ngoài việc sử dụng pháp luật liên quan đến chức năng và thẩm quyền đó, các cơ quan công quyền phải dựa vào pháp luật, lấy các quy định cụ thể của pháp luật làm căn cứ để thực thi chức trách và thẩm quyền của mình: Căn cứ để ban hành quyết định hành chính; căn cứ nội dung hoặc thủ tục để giải quyết vụ án dân sự, xác định tội danh, hình phạt trong việc truy tố và xét xử vụ án hình sự v.v… Đó là hoạt động áp dụng pháp luật - hình thức thực hiện pháp luật gắn với hoạt động của các thiết chế công quyền trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của các cơ quan đó. Vì vậy, áp dụng pháp luật phải đƣợc đặt trên khuôn khổ những đòi hỏi nghiêm ngặt đảm bảo cho việc áp dụng đó không dẫn đến sai phạm, có khả năng làm sai lệch kết quả thực hiện các chức năng và thẩm quyền của các thiết chế công quyền, và suy cho cùng là ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích của công dân.

Cũng vì vậy, áp dụng pháp luật không có tính đa dạng về mặt chủ thể nhƣ các hình thức sử dụng pháp luật, thi hành và tuân theo pháp luật nhƣ đã nêu ở trên. Áp dụng pháp luật không phải và không thể là hình thức thực hiện pháp luật của cá nhân công dân, các thể nhân và pháp nhân mà chỉ có thể là hình thức thực hiện pháp luật đối với các thiết chế quyền lực - quyền hành pháp, quyền tƣ pháp.

Áp dụng pháp luật về PCMT là hình thức thực hiện pháp luật PCMT, trong đó, Nhà nƣớc thông qua các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật PCMT thực hiện những quy định của pháp luật PCMT hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật PCMT để thực hiện. Theo hình thức pháp luật, có thể có các dẫn chứng sau:

chức cho nhân dân triệt phá cây có chứa chất ma túy, các cơ quan Nhà nƣớc trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để thay thế việc trồng cây có chứa chất ma túy; quy hoạch cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và thị trƣờng phù hợp để nhân dân chuyển hƣớng sản xuất có hiệu quả.

- Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ra quyết định đƣa ngƣời nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã đƣợc cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã đƣợc giáo dục nhiều lần tại xã, phƣờng, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cƣ trú nhất định vào cơ sở cai nghiện bất buộc (theo Luật PCMT năm 2000 và Nghị định 135/NĐ-CP của Chính phủ. Hiện nay, Toà án nhân dân cấp huyện ra quyết định áp dụng biện pháp đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với ngƣời nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cƣ trú ổn định đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn do nghiện ma tuý mà vẫn còn nghiện hoặc ngƣời nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chƣa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn do nghiện ma tuý nhƣng không có nơi cƣ trú nhất định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ)..

- Ngƣời đứng đầu cơ sở cai nghiện ma túy đƣợc quyết định áp dụng các biện pháp cƣỡng chế theo quy định của pháp luật để quản lý chặt chẽ, giáo dục, chữa bệnh cho ngƣời cai nghiện;

- Bộ Lao động – Thƣơng binh xã hội hƣớng dẫn, chỉ đạo việc thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma túy;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai thực hiện các dự án giáo dục PCMT trong nhà trƣờng, các cơ sở giáo dục khác;

- Cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền tiến hành xử lý những hành vi phạm pháp luật về PCMT.

Nhƣ vậy, thực hiện pháp luật về PCMT là một nội dung của thực hiện pháp luật, đƣợc thể hiện thông qua bốn hình thức: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật phòng chống ma túy.

Ngoài quan niệm phổ biến về các hình thức thực hiện pháp luật nhƣ trên, trong cuốn Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và Pháp luật có một quan niệm có phần khác. Theo các tác giả của cuốn sách, áp dụng pháp luật đƣợc thực hiện thông qua những hình thức sau: (i) Tuân thủ pháp luật, trong đó có việc không làm những gì pháp luật không cho phép hoặc ngăn cấm; (ii) Thi hành pháp luật hoặc chấp hành pháp luật, trong đó có việc thực hiện nghĩa vụ chủ thể; (iii) Vận dụng (sử dụng) pháp luật [80].

Theo tác giả của quan niệm vừa nêu, áp dụng pháp luật mới là khái niệm bao trùm các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và vận dụng pháp luật. Còn khi đi vào phân tích từng khái niệm tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và vận dụng pháp luật, các tác giả cuốn sách này cũng có cách giải thích tƣơng tự nhƣ quan niệm đã đƣợc thừa nhận chung. Cách hiểu về khái niệm áp dụng pháp luật với ba bộ phận hợp thành nhƣ trên là không tạo cơ sở đi sâu nghiên cứu về các đặc điểm, các giai đoạn của hoạt động áp dụng pháp luật... nhƣ hình thức quan trọng, không thể thiếu của thực hiện pháp luật.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 39)