Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý khoa học, công nghệ ở trong

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở thành phố Hà Nội (Trang 42)

và ngoài nước đối với thành phố Hà Nội.

- Nhận thức đúng đắn về vai trò của KH & CN trong quá trình CNH-HĐH và hội nhập quốc tế của các cấp lãnh đạo là yếu tố mang tính quyết định cho sự phát triển KH & CN, qua đó thúc đẩy nhanh phát triển KT-XH. Không ít nơi vẫn tuyên truyền KH & CN là quốc sách nhƣng thực tế trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành kém quan tâm, không tập trung đầy đủ nguồn lực, thiếu các định hƣớng chiến lƣợc, mục tiêu cũng nhƣ các giải pháp quan trọng.

- Xây dựng chiến lƣợc, sách lƣợc và kế hoạch về KH & CN để thực hiện những mục tiêu trong từng giai đoạn 5 năm với những chƣơng trình tập trung và chính sách hỗ trợ là vô cùng quan trọng.

- Đổi mới quản lý theo hƣớng đƣa nhanh ứng dụng KH & CN vào sản xuất và ứng dụng trong cuộc sống, gắn khoa học trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp thông qua các mô hình liên kết giƣ̃a nhà khoa ho ̣c với doanh nghiê ̣p.

- Ƣu tiên đầu tƣ tƣ̀ nguồn vốn ngân sách và huy động các nguồn vốn trong xã hội cho phát triển KH & CN.

34

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu luận văn dựa trên phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, trên cơ sở quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về quản lý khoa học và công nghệ .

Ngoài ra, để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên và để có đƣợc nhƣng thông tin dữ liệu cần thiết, trong luận văn sử dụng nhiều phƣơng pháp chuyên ngành, các phƣơng pháp nghiên cứu sau đã đƣợc sử dụng:

2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

2.1.1.1. Phương pháp tổng hợp thông tin

- Số liệu đƣợc phân nhóm theo nội dung của nghiên cứu này, từ đó tính toán các chỉ tiêu theo mục đích của nghiên cứu này.

- Phân loại theo các tiêu thức phân tổ và tính toán chỉ tiêu phân tích trên bảng tính Excel.

2.1.1.2. Phương pháp thu thập số liệu

Thực hiện thu thập tài liệu tại các cơ quan liên quan từ Trung ƣơng (Bộ khoa học và công nghệ, Bộ kế hoạch và đầu tƣ, Bộ tài chính…). Thực hiện tham vấn và thu thập tài liệu ở các cơ quan liên quan tại địa phƣơng (Sở khoa học và công nghệ, Sở kế hoạch và Đầu tƣ, Sở tài chính, Cục thống kê và phòng, Ban có liên quan của các quận, huyện, thị xã.) Làm việc để tổng quan tài liệu: gồm các văn bản pháp quy ở cấp trung ƣơng và cấp thành phố quy định về thực hiện Chƣơng trình, bao gồm các báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên ngành cảu các ban ngành của quận, huyện và của thành phố, tài liệu hƣớng dẫn thực hiện, tài liệu đào tạo… Dựa vào các tài liệu thu thập, tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra những sự giống nhau cũng nhƣ những sự khác biệt trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ.

35

nghĩa minh chứng cho những đánh giá về công tác quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ ở Hà Nội.

2.1.2. Phương pháp phân tích, xử lý thông tin

2.1.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Để phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ niên giám thống kê và báo cáo tổng kết Chƣơng trình của địa phƣơng nhằm phản ánh thực trạng quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ ở thành phố Hà Nội .

Thống kê mô tả là tổng hợp các phƣơng pháp đo lƣờng, mô tả và trình bày số liệu đƣợc ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế; bao gồm giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và phân tích tần số xuất hiện của các đối tƣợng nghiên cứu.

2.1.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

Hoạt động nghiên cứu sẽ kết hợp cả phƣơng pháp định tính và định lƣợng, trong đó phƣơng pháp định tính đóng vai trò chủ đạo và các phân tích định lƣợng đóng vai trò minh họa, hỗ trợ. Việc tham vấn các chuyên gia về theo dõi đánh giá, chuyên gia đánh giá tác động là một trong những hoạt động của nghiên cứu này.

Dựa vào các tài liệu thu thập, tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra những sự giống nhau cũng nhƣ sự khác biệt trong công tác quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ ở Hà Nội.

Phân tích kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong việc quản lý nhà nƣớc về KH-CN và có sự đối chiếu, so sánh với Hà Nội để rút ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp.

Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên cơ sở kết hợp so sánh các phƣơng án thực hiện, tổng hợp kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm, xây dựng các giải pháp mang tính chiến lƣợc và thực tiễn cho thành phố Hà Nội.

2.1.2.3. Phương pháp chuyên gia, hội thảo

Phƣơng pháp chuyên gia là phƣơng pháp thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp, hỏi ý kiện của các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực của vấn đề cần nghiên cứu. Đây là phƣơng pháp dựa trên cơ sở đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, khả năng phán đoán tƣơng lai một cách tự nhiên của các chuyên gia

36

giỏi và xử lý thống kê các câu hỏi trả lời một cách khoa học. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng tốt trong trƣờng hợp xác định vấn đề xuất phát và các mục tiêu căn bản của một chƣơng trình, một đề tài, dự báo vần đề mới. Vì vậy, khi sử dụng phƣơng pháp này cần lựa chọn những chuyên gia là ngƣời có tâm, có tầm; Cùng một vấn đề có thể lấy ý kiến từ nhiều chuyên gia, điều này có thể thực hiện thông qua tổ chức hội thảo, hội nghị, điều tra bằng phiếu hỏi về vấn đề nghiên cứu.

Áp dụng phƣơng pháp này, tác giả luận văn sẽ tham khảo, trao đổi ý kiến với lãnh đạo Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội, cán bộ phụ trách chƣơng trình quản lý nhà nƣớc về KH&CN các Bộ, Sở, các trung tâm nghiên cứu, các chủ doanh nghiệp... để từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu, cũng nhƣ kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện thông qua các hội nghị chuyên đề, các cuộc tiếp xúc làm việc trực tiếp, tiến hành trao đổi ý kiến với các nhà quản lý, các cán bộ có nhiều kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về KH&CN. Tham gia các chƣơng trình làm việc của tỉnh, các hội thảo, hội nghị về vấn đề quản lý KH&CN để chia sẻ kinh nghiệm và thông tin với các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu KH&CN.

2.1.2.4. Phương pháp kế thừa

Kế thừa một số nghiên cứu trƣớc và các báo cáo của ngành, chính quyền địa phƣơng liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ ở Hà Nội.

2.1.2.5. Phương pháp so sánh

Bao gồm cả số tuyệt đối và số tƣơng đối để đánh giá tình hình thực trạng KH&CN Thành phố Hà Nội theo không gian và thời gian. Trên cơ sở các chỉ tiêu đã đƣợc tính toán, có thể so sánh việc thực hiện các tiêu chí quản lý của nhà nƣớc đối với KH&CN giữa các huyện, thành phố và giữa các năm khác nhau để đánh giá kết quả quản lý KH&CN… nhằm rút ra những ƣu điểm, những hạn chế của đối tƣợng làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phù hợp.

2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm thực hiện nghiên cứu

37

Hà Nội. Đồng thời để có cơ sở thực tiễn nhằm đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu, tác giả có khảo cứu ở một số nƣớc khác nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc và thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu từ năm 2000 (Luật Khoa học và công nghệ ra đời) đến nay

2.3. Các công cụ, phƣơng pháp phân tích số liệu, dữ liệu sơ cấp, thứ cấp

- Phần mềm Excel đƣợc sử dụng để thống kê hệ thống dữ liệu khoa học và công nghệ tại các địa điểm nghiên cứu.

- Phƣơng pháp phân tích và so sánh số liệu, dữ liệu đƣợc sử dụng để đánh giá quá trình thực hiện các văn bản của tỉnh, Chính phủ đƣa ra để từ đó tìm ra các nguyên nhân và khuyến nghị các giải pháp.

2.4. Hệ thống các văn bản sử dụng trong nghiên cứu đề tài

Quyết định số 95/2009/QĐ-UBND ngày 24/8/2009 về việc ban hành Quy chế quản lý các chƣơng trình, đề tài, dự án, đề án khoa học và công nghệ của Thành phố Hà Nội;

Quyết định số 3745 và 3746/QĐ-UBND ngày 23/7/2009 về việc quy định cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến ISO 22.000 và ISO 14.000;

Quyết định số 6374/QĐ-UBND ngày 27/12/2010 phê duyệt Chƣơng trình nâng cao năng suất chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020;

Quyết định số 6252/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND thành phố phê duyệt Chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ thành phố Hà Nội đến năm 2020.

Nghị quyết số 04/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 của HĐND về chính sách ƣu đãi áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tƣ phát triển khoa học và công nghệ và các nhà khoa học và công nghệ tham gia thực hiện chƣơng trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Thủ đô.

Dự thảo Điều lệ và tổ chức hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN của Thành phố Hà Nội; Quy chế quản lý các hoạt động KH&CN cấp quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội.

38

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI HÀ NỘI

3.1. Tình hình hoạt động Khoa học và Công nghệ tại Hà Nội

3.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến phát triển khoa học và công nghệ của thành phố Hà Nội. học và công nghệ của thành phố Hà Nội.

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Hà Nội là thủ đô của nƣớc Việt Nam từ năm 1976 đến nay, là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2; gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhƣng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông; tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam, Hòa Bình phía Nam; Bắc Giang; Bắc Ninh và Hƣng Yên phía Đông; Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km.

Hà Nội là địa phƣơng có trữ lƣợng tài nguyên nƣớc dƣới đất lớn nhất trong cả nƣớc. Đây thực sự là nguồn tài nguyên quý phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất. Các nguồn khoáng sản không lớn nhƣng cũng đủ khai thác tận thu phục vụ đời sống cho ngƣời dân thủ đô. Tuy nhiên, nếu không có sự quản lý chặt chẽ sẽ đem lại hậu quả không lƣờng về môi trƣờng cũng nhƣ báo động về sự thiếu hụt nƣớc cấp cho sinh hoạt và sản xuất trong tƣơng lai.

3.1.1.2. Đặc điểm xã hội

Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.451.909 ngƣời, dân số trung bình năm 2010 là 6.561.900 ngƣời .

Năm 2009, dân số thành thị là 2.632.087 chiếm 41,1%, và 3.816.750 cƣ dân nông thôn chiếm 58,1%. Cho đến nay dân số Hà nội đã vƣợt qua con số 7,1 triệu ngƣời.

39

Cơ cấu lao động ở Hà Nội có sự chuyển dịch nhanh trong những năm qua. Cùng với tốc độ phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập, nguồn nhân lực ở Hà Nội không những phát triển về số lƣợng mà chất lƣợng ngày càng đƣợc nâng cao, bên cạnh sự thu hút lao động từ các tỉnh khác kết hợp sự quan tâm giáo dục-đào tạo của địa phƣơng.

Do vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực luôn đƣợc bổ sung, hấp thu, chia sẻ những thành tựu KH & CN từ nhiều nguồn đào tạo và liên tục chuyển dịch, thay đổi và phát triển về số lƣợng lẫn chất lƣợng.

3.1.1.3. Đặc điểm kinh tế

Sau một thời gian dài của thời kỳ bao cấp, từ đầu thập niên 1990, kinh tế Hà Nội bắt đầu ghi nhận những bƣớc tiến mạnh mẽ. Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân của thành phố thời kỳ 1991–1995 đạt 12,52%, thời kỳ 1996–2000 là 10,38%. Từ năm 1991 tới 1999, GDP bình quân đầu ngƣời của Hà Nội tăng từ 470 USD lên 915 USD, gấp 2,07 so với trung bình của Việt Nam. Theo số liệu năm 2010, GDP của Hà Nội chiếm 12,73% của cả quốc gia và khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, Hà Nội xếp ở vị trí thứ 36/63 tỉnh thành. Năm 2012, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Nội xếp thứ 51/63 tỉnh thành.

Giai đoạn phát triển của thập niên 1990 cũng cho thấy Hà Nội đã có những thay đổi về cơ cấu kinh tế. Từ 1990 tới 2000, trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp tăng mạnh từ 29,1% lên 38% thì nông–lâm nghiệp và thủy sản từ 9% giảm xuống còn 3,8%. Tỷ trọng ngành dịch vụ cũng giảm trong khoảng thời gian này, từ 61,9% xuống còn 58,2%. Ngành công nghiệp của Hà Nội vẫn tập trung vào 5 lĩnh vực chính, chiếm tới 75,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, là cơ–kim khí, điện– điện tử, dệt–may–giày, chế biến thực phẩm và công nghiệp vật liệu. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống nhƣ gốm Bát Tràng, may ở Cổ Nhuế, đồ mỹ nghệ Vân Hà... cũng dần phục hồi và phát triển.

Năm 2007, GDP bình quân đầu ngƣời của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội là một trong những địa

40

phƣơng nhận đƣợc đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nƣớc ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Nhƣng đi đôi với sự phát triển kinh tế, những khu công nghiệp này đang khiến Hà Nội phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trƣờng. Bên cạnh những công ty nhà nƣớc, các doanh nghiệp tƣ nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2003, với gần 300.000 lao động, các doanh nghiệp tƣ nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tƣ nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tƣ xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội.

Thủ tƣớng Chính phủ mới ban hành Quyết định 1081/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 với quan điểm xây dựng và phát triển Thủ đô thành động lực thúc đẩy phát triển đất nƣớc.

- Theo Quy hoạch, Hà Nội đặt mục tiêu tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011-2015 đạt 12-13%/năm, thời kỳ 2016-2020 đạt khoảng 11-12%/năm và khoảng 9,5-10%/năm thời kỳ 2021-2030.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở thành phố Hà Nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)