Cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở thành phố Hà Nội (Trang 36)

Trong những năm qua, cùng với sự tăng trƣởng kinh tế, sự phát triển xã hội nhanh và ổn định, hạ tầng khoa học – công nghệ nƣớc ta đã đƣợc Nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ, góp phần tăng cƣờng tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Thực tiễn các nƣớc có điều kiện và quá trình phát triển tƣơng tự nhƣ Việt Nam trong khu vực cho thấy, ngay trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn nhất, các quốc gia này vẫn quan tâm đầu tƣ để hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó có hạ tầng khoa học - công nghệ, luôn đi trƣớc một bƣớc. Hạ tầng khoa học - công nghệ cần phát triển đồng bộ, hiện đại, có đủ năng lực hấp thụ, làm chủ các công nghệ tiên tiến của các nƣớc phát triển trong tiến trình hội nhập quốc tế, tiến tới sáng tạo ra các công nghệ nội sinh. Nhờ chính sách phát triển dựa trên khoa học và công nghệ mà các quốc gia này đã nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lạc hậu để vƣơn lên thành “những con rồng” châu Á, với khả năng làm chủ và sáng tạo ra nhiều công nghệ hàng đầu thế giới. Chẳng hạn, Hàn Quốc, từ một quốc gia nghèo về tài nguyên và bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh, 60 năm sau đã trở thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực đóng tàu, thiết kế và chế tạo xe hơi, điện tử và năng lƣợng hạt nhân. Đài Loan, từ một vùng lãnh thổ hoang sơ giữa đại dƣơng, đến nay đã đứng đầu thế giới về phát triển và sản xuất các thiết bị điện tử, viễn thông công nghệ cao.

Nhƣ vậy, có thể khẳng định việc phát triển hệ thống hạ tầng khoa học - công nghệ hiện đại, đồng bộ và đƣợc ƣu tiên trong hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là đòi hỏi cấp thiết trong quá trình phát triển đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, đứng trƣớc những thách thức của việc duy trì tốc độ tăng trƣởng đáp ứng mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của đất nƣớc, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung, hạ tầng khoa học - công nghệ nói riêng của nƣớc ta đã bộc lộ nhiều yếu kém, lạc hậu, đúng nhƣ Nghị quyết Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa XI) đã xác định là “điểm nghẽn của quá trình phát triển”,

28

rất cần đƣợc tập trung tháo gỡ để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nƣớc trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Hệ thống hạ tầng khoa học - công nghệ hiện đại, đồng bộ là điều kiện cần thiết để xây dựng nền khoa học - công nghệ tiên tiến, là sự nghiệp của toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia chủ động, tích cực của tất cả các ngành, các cấp.

Nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo trong đầu tƣ xây dựng hệ thống hạ tầng khoa học - công nghệ. Huy động tối đa các nguồn lực của xã hội, có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, phát triển hạ

tầng khoa học - công nghệ.

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khoa học - công nghệ hiện đại, đồng bộ, đồng thời phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lƣợng cao là hai nội dung cụ thể để thực hiện tốt nhất các giải pháp đột phá của Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội nhằm tăng cƣờng tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nƣớc và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở thành phố Hà Nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)