Tình hình quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở thành phố Hà Nội (Trang 65)

3.2.3.1. Về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

* Xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Sở Khoa học và Công nghệ đã không ngừng đổi mới phƣơng pháp QLNN đối với hoạt động KH & CN. Trên cơ sở các văn bản của Bộ Khoa học và công nghệ đã ban hành về xác định nhiệm vụ KH & CN, đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ KH & CN theo Luật KH & CN, Sở đó trình UBND thành phố xem xét, ban hành một số quy định để nâng cao chất lƣợng và trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nhƣ:

- Quy định về việc xác định các đề tài KH & CN và các dự án sản xuất thử nghiệm cấp thành phố.

- Quy định về phƣơng thức làm việc của Hội đồng KH & CN tƣ vấn xác định các đề tài KH & CN và các dự án sản xuất thử nghiệm cấp thành phố.

- Quy định về việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài KH & CN và các dự án sản xuất thử nghiệm cấp thành phố.

- Quy định về đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ KH & CN.

Cơ chế mới về xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH & CN đƣợc áp dụng, bƣớc đầu góp phần nâng cao chất lƣợng thực hiện các nhiệm vụ KH & CN.

* Đẩy mạnh việc đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn.

Năm 2011 đến nay, UBND Thành phố Hà Nội đã triển khai 10 đề tài, dự án thuộc các chƣơng trình KH&CN cấp quốc gia cụ thể nhƣ sau:

- Dự án NTMN: Xây dựng mô hình phát triển mây nếp có năng suất cao tại các xã vùng đệm Vƣờn quốc gia Ba Vì. Đây là dự án bắt đầu từ năm 2010 và đã đƣợc nghiệm thu cấp Nhà nƣớc Quý I/2013.

57

- Dự án NTMN: Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thâm canh cá điêu hồng và sản xuất giống cá chày mắt đỏ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại Sóc Sơn Hà Nội.

- Dự án NTMN: Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất hoa tại xã nông thôn mới Thụy Hƣơng, Chƣơng Mỹ, Hà Nội. Đây là dự án bắt đầu thực hiện từ năm 2012 và đã nghiệm thu cấp cơ sở trong quý II/2014. Sau quá trình triển khai, dự án đã xây dựng đƣợc 06 mô hình sản xuất, bảo quản và xử lý củ giống cho các loại hoa lan hồ điệp, ly, đồng tiền với quy mô sản xuất từ 1.000 - 3.000 m2, quy mô bảo quản và xử lý từ 25 - 63m2, công xuất 5.000 cành/một lần bảo quản. Dự án cũng đã nghiên cứu, hoàn thiện và chuyển giao đƣợc 07 quy trình công nghệ về trồng, chăm sóc, theo dõi sinh trƣởng cho từng loại hoa, tổ chức đào tạo, tập huấn cho 05 cán bộ kỹ thuật, 50 hộ nông dân.

- Dự án NTMN: Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn, nấm dƣợc liệu quy mô công nghiệp tại thành phố Hà Nội. Bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2012 và dự kiến kết thúc nghiệm thu vào tháng 12/2014, đến nay dự án đã sản xuất đƣợc 01 mô hình sản xuất giống nấm với quy mô 60 tấn giống/năm, 01 mô hình sản xuất nấm phân tán (nấm mỡ, rơm, sò, mộc nhĩ, linh chi) quy mô 10 trang trại, công suất 20 tấn/năm/trang trại, 01 mô hình chế biến và sơ chế nấm tập trung. Nghiên cứu hoàn thiện 17 quy trình công nghệ phục vụ sản xuất bao gồm thừ khâu nhân giống, nuôi trồng, chế biến, bảo quản và xử lý phế thải nấm sau thu hoạch. Đã triển khai đào tạo, tập huấn cho 10 kỹ thuật viên và 300 lƣợt ngƣời nông dân.

- Dự án NTMN: Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến thức ăn, nấm dƣợc liệu chất lƣợng cao tại Đan Phƣợng, Hà Nội. Đây là dự án thực tế đƣợc triển khai từ cuối năm 2013, đến nay dự án bƣớc đầu đã nghiên cứu, hoàn thiện phục vụ chuyển giao 5 quy trình công nghệ nuôi trồng nấm (nấm mỡ, rơm, sò, mộc nhĩ, linh chi), tổ chức đào tạo đƣợc 14 kỹ thuật viên và 150 bà con nông dân tại xã Thọ Xuân phục vụ triển khai mô hình sản xuất nấm phân tán.

58

- Dự án Sở hữu trí tuệ: Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Tranh thêu Thƣờng Tín" cho sản phẩm tranh thêu của huyện Thƣờng Tín, Thành phố Hà Nội.

- Dự án: Hoàn thiện công nghệ và thiết bị sản xuất gỗ xenlulo composit từ trấu. Dự án đƣợc triển khai từ năm 2011 và kết thúc năm 2013. Dự án đã xác định đƣợc tỷ kệ chất kết dính và phụ gia, quy trình chế tạo viên gỗ nén, hoàn thiện công nghệ chế tạo gỗ định hình, hoàn thiện công nghệ tái sinh phế phẩm và sản xuất thử thành công sản phẩm gỗ xenlulo composit với khối lƣợng 900 m3.

- Dự án: Sản xuất thử và phát triển giống lúa thơm VS 1 ở phía Bắc. Đây là dự án đƣợ giao thực hiện năm 2011 và kết thúc năm 2013. Dự án đã xác định đƣợc quy trình nhân giống NC VS1, quy trình nhân giống XN VS1, Quy trình thâm canh giống VS1 thƣơng phẩm.

- Dự án: Hoàn thiện thiết kế công nghệ và chế tạo tàu lặn cỡ nhỏ. Đây là dự án do Công ty CP đầu tƣ và phát triển công nghệ cao VINASHIN thực hiện, đƣợc Bộ giao cho Sở KH&CN tiếp nhận quản lý. Qua quá trình triển khai, dự án đã thiết kế và chế tạo đƣợc tàu lặn loại nhỏ phục vụ du lịch dƣới nƣớc trình độ công nghệ hiện đại, đạt chất lƣợng thỏa mãn các tiêu chuẩn kiểm định quốc tế phục vụ nội tiêu và xuất khẩu với các thông số chủ yếu: sức chở từ 2 - 4 ngƣời, tốc độ di chuyển khoảng 7 - 7,5 km/h, độ lặn sâu từ 30-50m, trữ lƣợng khí thở tối thiểu đạt 24h. Xây dựng đƣợc bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật, công nghệ hoàn chỉnh, bộ QTCN chế tạo phù hợp với điều kiện trong nƣớc, quy trình vận hành an toàn, quy trình khảo nghiệm chạy thử phù hợp. Sản phẩm của dự án đƣợc thử nghiệm tại Công ty TNHH MTV Công nghiệp đóng tàu Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

- Đề tài Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa thuần năng suất và chất lƣợng cao phù hợp với các tỉnh phía Bắc, Duyên hải Nam trung bộ. Bƣớc đầu đề tài đã đánh giá đƣợc tập đoàn nguồn gen lúa ở mức phân tử (gen kháng rầy, đạo ôn, bạc lá, gen kiểm soát mùi thơm) và tiến hành đầu thầu vật tƣ, hóa chất để tiến hành các nội dung tiếp theo

59

Cùng với quá trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế, trong những năm qua HĐN thành phố, Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội luông quan tâm đến việc hoàn thiện, đổi mới cơ chế, chính sách tài chính cho phát triển khoa học và công nghệ. Cụ thể năm 2013, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành nghị quyết 04/2013/NQ-HĐND Về chính sách đãi đối với tổ chức, cá nhân đầu tƣ phát triển khoa học và công nghệ và các nhà khoa học và công nghệ tham gia thực hiện chƣơng trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô Tiếp theo đó, đến năm 2020, UBND Thành phố đã phê duyệt chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020. Theo đó, định hƣớng đổi mới đƣợc xác định là: giải pháp chỷ yếu, mang tính đột phá trong đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ trên nguyên tắc tỷ lệ đầu tƣ cho Khoa học và công nghệ tăng và cải tiến công tác cấp vốn cho khoa học và công nghệ. Đảm bảo vững chắc nguồn tài chính của Nhà nƣớc cho khoa học và công nghệ, tăng dần phần đóng góp của các nguồn vốn khác. Dành một khoản kinh phí trong ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ hỗ trợ các đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do doanh nghiệp thực hiện hoặ phối hợp với cơ quan nghiên cứu thực hiện. Nghiên cứu thí điểm việc tài trợ cho các tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện các đề tài nghiên cứu theo từng khâu và có thể mua bán, chuyển nhƣợng các đề tài đã đƣợc nghiệm thu theo giá thỏa thuận đối với tổ chức và cá nhân.

Năm 2013, Quốc hội đã thông qua Luật Khoa học và Công nghệ để tạo sự thống nhất trọng hệ thống pháp luật. Trong những quy định về cơ chế tài chính và đầu tƣ cho KH&CN cũng đã có bƣớc thay đổi cơ bản. Về đầu tƣ từ NSNN cho KH&CN, Luật KH&CN khẳng định rõ mức chi ngân sách hàng năm cho KH&CN từ 2% trở lên và tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp khoa học và công nghệ. Hà Nội từ đó cũng sẽ ban hành những văn bản để khuyến khích tổ chức, cá nhân, đặc biệt là doanh nghiệp đầu tƣ để đổi mới công nghệ trong sản xuất và kinh doanh.

3.2.3.2. Quản lý nhà nước về tiêu chuẩn hóa, chất lượng và đo lường

Các hoạt động này đƣợc quan tâm và phát triển đáp ứng đƣợc yêu cầu của phát triển KT-XH trong điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có

60

sự quản lý của nhà nƣớc và hƣớng đến hội nhập kinh tế quốc tế

* Lĩnh vực tiêu chuẩn hóa

- Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lƣờng - Chất lƣợng (Chi cục) đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các tiêu chuẩn Việt Nam và các quy định hiện hành về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng, nhất là đối với các tiêu chuẩn Việt Nam bắt buộc áp dụng; hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn xí nghiệp, tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn Việt Nam phục vụ cho sự phát triển KT- XH của thành phố

- Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sớm hội nhập kinh tế quốc tế, Chi cục đã chủ động mở các lớp tập huấn giới thiệu các hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng chƣơng trình hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9000.

* Lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm

Từng bƣớc xây dựng chƣơng trình công tác về tiêu chuẩn hóa, hƣớng dẫn và giúp đỡ các doanh nghiệp tự công bố tiêu chuẩn, chất lƣợng hàng hóa đúng hƣớng dẫn của Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lƣờng-Chất lƣợng.

Chi cục thƣờng xuyên tiến hành nhiệm vụ đăng ký và cấp đăng ký về chất lƣợng hàng hóa cho các doanh nghiệp do Thành phố quản lý, thực hiện việc giám sát kiểm tra đăng ký tại cơ sở cũng nhƣ phối hợp với các ngành quản lý nhƣ Quản lý thị trƣờng, Công an, Y tế,…thiết lập trật tự trong sản xuất, lƣu thông hàng hóa, hạn chế tối đa những trƣờng hợp sản xuất hàng giả, hàng kém chất lƣợng.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra sản phẩm hàng hoá trên địa bàn và phối hợp với các ngành đƣa công tác quản lý chất lƣợng vào nề nếp. Chất lƣợng sản phẩm trên thị trƣờng ổn định ít xảy ra vi phạm.

* Lĩnh vực đo lường

Để đáp ứng yêu cầu QLNN đối với các phƣơng tiện đo trong điều kiện kinh tế trên địa bàn phát triển nhanh, Chi cục đã tăng cƣờng phƣơng tiện trang bị và không ngừng bồi dƣỡng, đào tạo phát triển nhân lực đáp ứng kịp yêu cầu. Đến nay,

61

đã có các chuẩn đo lƣờng cao cấp nhƣ quả F1, F2 và các loại áp kế chuẩn, thƣớc chuẩn,...và khả năng kiểm định đƣợc mở rộng nhƣ cân ôtô 60 tấn, đồng hồ áp kế, đồng hồ nƣớc, dung tích trụ bơm xăng dầu, cân kỹ thuật, cân thông dụng. Qua đó, đã đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ QLNN về đo lƣờng trên địa bàn và hỗ trợ các Tỉnh bạn (nhƣ kiểm định cân ôtô), góp phần tích cực trong quản lý thị trƣờng, xây dựng nếp sống thƣơng mại văn minh.

3.2.3.3. Lĩnh vực quản lý công nghệ, sở hữu trí tuệ và an toàn bức xạ

Lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về an toàn bức xạ và hạt nhân luôn đƣợc lãnh đạo UBND Thành phố, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội quan tâm sâu sát và chỉ đạo kịp thời. Đội ngũ cán bộ quản lý về an toàn bức xạ và hạt nhân của Sở đƣợc đào tạo chính quy, đúng chuyên môn nghiệp vụ; có ý thức, tinh thần trách nhiệm cao; luôn phấn đấu trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm để hoàn thiện kỹ năng quản lý hành chính cũng nhƣ chuyên môn.

Với sự cố gắng nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nƣớc về an toàn bức xạ và hạt nhân Thủ đô cùng với nhận thức và tinh thần trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ ngày càng cao nên công tác quản lý nhà nƣớc về về an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn đã đạt đƣợc những kết quả khả quan.

Bên cạnh hoạt động cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ theo phân cấp, hàng năm Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội chủ trì và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan nhƣ Phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã; Cục Quân y thuộc Bộ Quốc phòng… tiến hành kiểm tra, thanh tra hơn 100 cơ sở tiến hành công việc bức xạ trên địa bàn Thành phố.

Năm 2007, Hà Nội là đơn vị đầu tiên trên toàn quốc tổ chức diễn tập các quy trình kỹ thuật xử lý tình huống sự cố phóng xạ. Đây đƣợc coi là dấu mốc quan trọng trong việc xây dựng hệ thống ứng phó khẩn cấp quốc gia đối với các sự cố, tai nạn bức xạ, hạt nhân tại các địa phƣơng trên cả nƣớc.

Trong hai năm tiếp theo từ 2008 đến 2009, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội tiếp tục chủ trì và phối hợp với các đơn vị của Bộ Khoa học và Công nghệ, Thành phố Hà Nội,… tổ chức diễn tập ứng phó sự cố bức xạ với 05 tình huống sự

62

cố giả định. Đây thực sự là những bài học bổ ích trang bị cho các đối tƣợng có liên quan, đặc biệt là các cơ sở thu mua phế liệu, giúp họ nắm bắt các quy trình cụ thể để giải quyết, khắc phục các sự cố với nguồn phóng xạ... Những buổi diễn tập này đƣợc Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan liên quan đánh giá rất cao.

Trong thực tế từ 2007 đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị thuộc Thành phố và Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ và Ứng phó sự cố thuộc Cục An toàn bức xạ và hạt nhân ứng phó, xử lý nhanh chóng, kịp thời và đúng quy trình 03 trƣờng hợp xảy ra sự cố trên địa bàn Thành phố liên quan đến nhiễm bẩn chì tại cơ sở sử dụng x- quang y tế và nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát.

3.2.3.4. Hoạt động thống kê khoa học và công nghệ và Thông tin KH&CN

UBND Thành phố Hà Nội luôn đảm bảo nguồn lực để các địa phƣơng thực hiện các nhiệm vụ KH&CN thuộc các chƣơng trình quốc gia về KH&CN đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt cụ thể:

Việc bố trí vốn ngân sách cho lĩnh vực khoa học công nghệ đƣợc thực hiện theo các Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996, số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII và khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Hàng năm, căn cứ vào tình hình ngân sách, Thủ tƣớng Chính phủ giao ấn định mức chi tối thiểu cho lĩnh vực khoa học công nghệ của thành phố Hà Nội (đảm bảo tỷ lệ ngân sách nhà nƣớc hàng năm chi cho khoa học và công nghệ đạt không dƣới 2% tổng chi ngân sách). Trong các năm qua, kế hoạch vốn đầu tƣ cho lĩnh vực khoa học

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở thành phố Hà Nội (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)