Đánh giá chung về thực trạng Khoa học và Công nghệ, Quản lý nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở thành phố Hà Nội (Trang 77)

69

về Khoa học và Công nghệ tại thành phố Hà Nội

* Đánh giá kết quả hoạt động khoa học và công nghệ và quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ

- Những thành tựu

+ Hoạt động KH&CN đã góp phần tích cực trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và phát triển KT-XH của thành phố. Khoa học xã hội và nhân văn đã góp phần cung cấp luận cứ khoa học phục vụ hoạch định đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; góp phần đổi mới tƣ duy và sự thành công trong công cuộc đổi mới ở Thành phố Hà Nội.

+ Những năm qua, KH&CN đã góp phần đào tạo và nâng cao trình độ nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn bản sắc và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, nhiều mô hình mới trong sản xuất và đời sống đƣợc nhân rộng.

+ Các kết quả điều tra cơ bản và nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, xã hội đã phục vụ xây dựng luận cứ khoa học cho các Nghị quyết, chủ trƣơng, phƣơng án phát triển KT-XH của Thành phố; các cấp, các ngành đã tập trung đánh giá toàn bộ nguồn lực tự nhiên, KT-XH làm cơ sở hoạch định ngành, địa phƣơng đến năm 2020.

+ Trong lĩnh vực nông nghiệp, KH&CN đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lƣợng và năng suất cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập cho nông dân, tạo thành những vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

+ Trong lĩnh vực công nghiệp, KH&CN đã góp phần tích cực trong việc tiếp thu, làm chủ và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập từ nƣớc ngoài. Trình độ công nghệ trong một số ngành sản xuất, dịch vụ đã đƣợc nâng lên, nhiều sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao hơn.

+ Các chƣơng trình KT-XH trọng điểm của Thành phố và các chƣơng trình quốc gia triển khai trên địa bàn Thành phố đã góp phần nâng cao năng lực nội sinh

70

về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ cơ chí chế tạo máy… góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả của nhiều ngành kinh tế.

- Tiềm lực KH&CN từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng và phát triển

+ Nhờ có sự quan tâm đầu tƣ của lãnh đạo Thành phố, trong những năm qua đã đào tạo và bồi dƣỡng đƣợc đông đảo đội ngũ cán bộ quản lý, lao động có trình độ trên địa bàn Thành phố. Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho hoạt động KH&CN của Thành phố.

+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật với trình độ công nghệ tiên tiến đƣợc quan tâm, tăng cƣờng cho các Sở, ngành, các Trung tâm, trƣờng học, bệnh viện, doanh nghiệp…

+ Đầu tƣ cho KH&CN không ngừng tăng lên qua các năm.

- Trình độ nhận thức và ứng dụng KH&CN của nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao, ngƣời dân ngày càng nhận thức đầy đủ và nhạy bén trong việc ứng dụng các thành tựu KH&CN vào sản xuất. Thông qua báo, đài, các phƣơng tiện truyền thông và mạng lƣới khuyên nông, khuyến công của Thành phố, ngày càng có nhiều điển hình sản xuất giỏi biết ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất đem lại hiệu quả cao. Nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ công nghệ mới và quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ, lao động để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tiêu thụ sản phẩm ổn định và phát triển.

- Quản lý KH&CN từng bƣớc đƣợc đổi mới

+ Hệ thống tổ chức QLNN về KH&CN đƣợc củng cố, Sở Khoa học và Công nghệ tập trung đẩy mạnh các hoạt động quản lý KH&CN. Ở cấp quận, huyện, cán bộ chuyên trách về quản lý KH&CN đƣợc bố trí ở các phòng Kinh tế.

+ Hệ thống văn bản pháp luật của ngành từng bƣớc đƣợc ban hành đồng bộ, đặc biệt Luật KH&CN có hiệu lực từ 01/01/2001 là cơ sở pháp lý quan trọng cho các văn bản dƣới Luật của ngành cũng nhƣ cho các chủ trƣơng, chính sách đề xuất triển khai ở Thành phố.

+ QLNN đối với các mặt hoạt động KH&CN trên địa bàn Thành phố đƣợc triển khai đều khắp và có tác dụng tích cực, từng bƣớc đƣa hoạt động KH&CN đi vào nề nếp.

71

* Những hạn chế

Mặc dù đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định nhƣng nhìn chung KHCN Thành phố Hà Nội còn nhiều mặt hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển KT-XH

- Năng lực KH & CN còn yếu

+ Đội ngũ cán bộ KH & CN không ngừng tăng lên nhƣng còn thiếu nhiều cán bộ đầu đàn giỏi. Thiếu đội ngũ cán bộ KH & CN có năng lực nghiên cứu để triển khai thực tiễn, giữa đào tạo và sử dụng còn nhiều bất cập.

+ Đầu tƣ từ ngân sách cho KH & CN còn thấp, dƣới 5% tổng chi ngân sách. Đầu tƣ xã hội cho KH & CN còn yếu, nhất là các doanh nghiệp trong nƣớc.

+ Hệ thống giáo dục và đào tạo chƣa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực KH & CN chất lƣợng cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển KH & CN của Thành phố.

+ Hệ thống dịch vụ KH & CN còn yếu kém về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Thiếu sự liên kết hữu cơ trách nhiệm giữa nghiên cứu KH & CN với sản xuất kinh doanh, quản lý.

- Trình độ công nghệ của nhiều ngành sản xuất còn thấp

Ngoài các doanh nghiệp nƣớc ngoài, các cơ quan quản lý trong lĩnh vực bƣu chính viễn thông có điều kiện áp dụng những công nghệ tiên tiến, nhìn chung trình độ công nghệ của phần lớn các ngành sản xuất của Thành phố còn lạc hậu so với các nƣớc trong khu vực.

- Cơ chế quản lý KH & CN chậm đƣợc đổi mới

+ Quản lý hoạt động KH & CN chƣa đi vào chiều sâu mang tính chiến lƣợc. Các nhiệm vụ KH & CN chƣa thật sự gắn kết chặt chẽ với nhu cầu phát triển KT – XH. Quản lý các đề tài, dự án còn tập trung chủ yếu vào các yếu tố đầu vào, chƣa chú trọng đúng mức đến ứng dụng và chất lƣợng của sản phẩm đầu ra đối với thực tiễn sản xuất và xã hội. Thang điểm đánh giá nghiệm thu chƣa sát thực. Hiệu quả đầu tƣ cho KH & CN chƣa cao. Việc ứng dụng các đề tài sau nghiệm thu chƣa đƣợc quan tâm.

72

nhà khoa học, chƣa huy động đƣợc nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nƣớc. + Chƣa có những chính sách hữu hiệu tạo động lực đối với cán bộ KH & CN, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, chế độ tiền lƣơng còn nhiều bất hợp lý, không khuyến khích cán bộ KH & CN toàn tâm với sự nghiệp KH & CN.

+ Thị trƣờng KH & CN chậm phát triển. Hoạt động mua bán công nghệ và kết quả nghiên cứu KH & CN còn bị hạn chế do thiếu các tổ chức trung gian, môi giới, đặc biệt là thiếu hệ thống bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ.

* Nguyên nhân của những hạn chế

Một là, nhận thức về vai trò KH & CN đối với phát triển KT-XH của địa phƣơng của cấp ủy, lãnh đạp chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân vẫn còn có những hạn chế nhất định:

- Quan điểm KH & CN là nền tảng và động lực phát triển đất nƣớc; KH & CN và giáo dục là quốc sách đã đƣợc khẳng định trong các Nghị quyết của Đảng nhƣng trên thực tế chƣa đƣợc các cấp, các ngành quán triệt đầy đủ, nhất là dối với các cấp lãnh đạo. Do đó, thiếu đổi mới, tập trung trong chỉ đạo, điều hành và đầu tƣ nên hiệu quả KH & CN đem lại cho phát triển KT-XH chƣa cao.

- Quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng ta về phát triển KH & CN rất đúng đắn, rất đổi mới nhƣng do nhận thức chƣa đầy đủ, chú trọng những vấn đề KT-XH trƣớc mắt nên chƣa cụ thể hóa thật tốt, chƣa vận dụng sáng tạo để đề ra những chƣơng trình hành động thiết thực, có tính khả thi cao.

- Nhiều chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển KH & CN chậm đƣợc thể chế hóa, thiếu kiên quyết và còn lúng túng trong việc xác định các giải pháp tổ chức thực hiện.

Hai là, cơ chế, chính sách phát triển KH & CN ở Thành phố còn nhiều bất cập, chƣa dứt bỏ đƣợc tƣ duy hành chính, bao cấp, thiếu các chính sách để phát huy nội lực KH & CN trong và ngoài Thành phố.

Ba là, năng lực của các cơ quan tham mƣu, quản lý KH & CN còn yếu, đội ngũ cán bộ KH & CN trong các tổ chức KH & CN ở Thành phố vừa thiếu về số lƣợng lại yếu về chất lƣợng. Việc tập hợp đội ngũ cán bộ KH &CN trong các tổ chức KH & CN của Thành phố, nhất là tổ chức Liên hiệp hội, còn nhiều hạn chế.

73

Sức thu hút các nhà KH & CN có trình độ từ các viện, trƣờng đại học về với Hà Nội còn chƣa đủ mạnh.

- Tổ chức bộ máy quản lý KH & CN địa phƣơng thiếu ổn định và nhân sự thay đổi nên ảnh hƣởng lớn đến tính chuyên nghiệp của công tác quản lý KH & CN. Các chức danh chủ chốt quản lý KH & CN ở Thành phố, thay đổi thƣờng xuyên, không ổn định, lâu dài.

Bốn là, đầu tƣ cho phát triển KH & CN còn thấp

- Đầu tƣ xây dựng tiềm lực KH & CN trong thời gian qua còn chƣa chú trọng đúng mức, cơ sở hạ tầng KH & CN lạc hậu, thiếu, yếu.

Năm là, cơ chế quản lý kinh tế chƣa tạo môi trƣờng thuận lợi cho phát triển KH & CN.

Hiện nay, cơ chế quản lý kinh tế còn duy trì sự bao cấp, độc quyền của doanh nghiệp nhà nƣớc trong nhiều lĩnh vực nên các doanh nghiệp còn chƣa quan tâm đúng mức đến ứng dụng KH & CN và đổi mới công nghệ vì lợi thế cạnh tranh đã có cơ chế độc quyền đảm bảo. Mặt khác, cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu, đổi mới công nghệ cũng chƣa hữu hiệu. Hệ thống tài chính, tiền tệ cũng chƣa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự huy động nguồn vốn để đầu tƣ phát triển KH & CN.

74

CHƢƠNG 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở thành phố Hà Nội (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)