Kinh nghiệm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về Khoa học và Công nghệ và

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở thành phố Hà Nội (Trang 37)

một số bài học kinh nghiệm cho Hà Nội

1.5.1. Kinh nghiệm của một số nước trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ

1.5.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Từ năm 1985, Trung quốc tiến hành cải cách hệ thống khoa học và kỹ thuật, thiết lập cơ chế liên kết giữa khoa học với sản xuất và áp dụng một loạt các biện pháp nhằm nâng cao trình độ công nghệ và tính cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Thực hiện những hợp đồng nghiên cứu: 7.469 Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã đƣợc ký kết trong giai đoạn 1985-1998 giữa cơ quan nghiên cứu và các doanh nghiệp.

- Chương trình đốm lửa: Đây là chƣơng trình chiến lƣợc đầu tiên nhằm tăng cƣờng phát triển kinh tế nông thôn, chƣơng trình ra đời từ năm 1986 nhằm ứng dụng khoa học - kỹ thuật và huy động các nguồn lực của nông thôn cho các làng thị trấn.

29

Chƣơng trình này do Nhà nƣớc phát động với sự tham gia của địa phƣơng và các chủ trang trại. Chƣơng trình bao gồm việc nhập, hấp thụ và mở rộng công nghệ, kết hợp với những cải cách và chuyển đổi kinh tế từ bao cấp sang kinh tế thị trƣờng. Chủ trì chƣơng trình là Ủy ban Khoa học và Công nghệ ở từng cấp tƣơng ứng. Ủy ban Khoa học và Công nghệ Nhà nƣớc là cơ quan cao nhất có trách nhiệm đƣa ra những những hƣớng dẫn và chính sách. Nhiều nguồn vốn đƣợc huy động để tham gia tài trợ cho chƣơng trình: trợ giúp của Chính phủ, Ngân hàng, Quỹ tăng trƣởng doanh nghiệp, vốn huy động trong dân…

- Thành lập các Trung tâm dịch vụ công nghệ mới và công nghệ cao

Các Trung tâm này chủ yếu đƣợc thành lập ở các Khu Công nghệ cao để chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho các cơ sở sản xuất. Từ năm 1987, 70 Trung tâm ƣơm công nghệ đã đƣợc thành lập. Các Trung tâm, xí nghiệp trong các Khu Công nghệ cao đƣợc hƣởng nhiều điều kiện ƣu đãi. Những Trung tâm này tạo thành phần quan trọng cho “Chƣơng trình bó đuốc” tại các tỉnh, thành phố.

- Vùng phát triển công nghệ cao-“Chương trình bó đuốc”

“Chƣơng trình bó đuốc” do Ủy ban Khoa học và Công nghệ Nhà nƣớc khởi xƣớng vào tháng 8/1988 nhằm phát triển những sản phẩm mới và công nghệ cao trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với các trƣờng Đại học, Viện Nghiên cứu. Nội dung của chƣơng trình là thành lập những vùng phát triển công nghệ cao để xây dựng những Xí nghiệp công nghệ mới. Nhiều chính sách ƣu đãi đƣợc áp dụng ở các vùng công nghệ cao nhƣ thuế ƣu đãi, trợ giúp đặc biệt cho các doanh nghiệp công nghệ mới, nhất là đối với các lĩnh vực nhƣ công nghệ sinh học, vật lý năng lƣợng cao và điện tử, vật liệu, máy tính….Chƣơng trình đã giúp thƣơng mại hóa những sản phẩm công nghệ mới và công nghệ cao từ kết quả nghiên cứu của những chƣơng trình quốc gia, làm thích ứng những công nghệ nhập, nhiều nguồn vốn đƣợc huy động cho chƣơng trình, vốn mạo hiểm ban đầu đƣợc cấp cho doanh nghiệp công nghệ mới…

1.5.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Để thích ứng với sự phát triển năng động của nền kinh tế tri thức, Hàn Quốc quyết tâm xây dựng chính sách KH & CN tiên tiến trong thế kỷ XXI để có thể đạt

30

đƣợc lợi ích lớn nhất mà tiềm năng đất nƣớc mới có thể đem lại. Chính sách KH & CN của Hàn Quốc đƣợc xác định:

Thứ nhất, đánh giá và quản lý các chƣơng trình R&D cấp Nhà nƣớc một cách hiệu quả hơn. Hiện tại, hàng năm Chính phủ dành khoảng 3 tỷ USD cho các chƣơng trình R&D cấp Nhà nƣớc. Vì vậy, Chính phủ đang tập trung nỗ lực để nâng cao hiệu quả các chƣơng trình này.

Hội đồng KH & CN quốc gia là các vị Bộ trƣởng, giới khoa học, công nghiệp liên quan giúp Chính phủ điều phối, đánh giá phân tích và quản lý tất cả các chƣơng trình R&D cấp Nhà nƣớc về liên kết giữa khoa học và sản xuất.

Ngay từ những năm 80, Bộ Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc đã nhận thấy hiệu quả sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu với các doanh nghiệp nên đã hình thành sự liên kết dọc để đƣa những kết quả nghiên cứu vào sản xuất và áp dụng công nghệ mới; đồng thời tiến hành liên kết ngang giữa các cơ quan R&D để tạo ra thị trƣờng công nghệ.

Bộ Khoa học và Công nghệ đã lập ra hệ thống nghiên cứu hỗn hợp, qua đó các doanh nghiệp có thể tham gia vào các đề án do Bộ giao cho các viện nghiên cứu. Chính phủ cũng mở rộng nghiên cứu và phát triển cho các doanh nghiệp tƣ nhân.

Tuy nhiên, sự liên kết giữa các cơ quan R&D không đủ để thƣơng mại hóa, Hàn Quốc đã áp dụng một chiến lƣợc hỗn hợp: Kết hợp công nghệ ngoại nhập, làm phù hợp với nhu cầu hoàn thiện công nghệ trong nƣớc để đáp ứng sự cạnh tranh trên thị trƣờng.

Năm 1992, Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Trung tâm Thƣơng mại hóa R&D nhằm tăng cƣờng việc chuyển giao công nghệ và thƣơng mại hóa các công nghệ mới từ các trƣờng đại học và các cơ quan nghiên cứu. Chính phủ đảm bảo 80-90% đầu tƣ cho R&D của các cơ quan R&D đối với các chƣơng trình, đề án về phát triển công nghệ công nghiệp, công nghệ biến đổi năng lƣợng của Nhà nƣớc, hỗ trợ tới 50% chi phí cho việc thƣơng mại hóa các công nghệ mới cho doanh nghiệp tƣ nhân. Nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí cho ngành công nghiệp chủ yếu cho những chƣơng trình R&D có rủi ro cao, công nghệ tốn kém mà ngành công nghiệp không thể một mình triển khai.

31

Trung tâm hợp tác giữa ngành công nghệ với các trƣờng Đại học và Viện Nghiên cứu thuộc Viện chính sách KH & CN của Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc đƣợc thành lập nhằm chuyển giao sở hữu tri thức từ các Viện nghiên cứu của Nhà nƣớc cho ngành công nghiệp, tham khảo công nghệ miễn phí và đƣợc cung cấp những thông tin đặc biệt.

Thứ hai, hình thành các chƣơng trình R&D cấp nhà nƣớc trong các lĩnh vực then chốt. Mục đích là để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, phát triển các công nghệ hàng đầu, dự báo là sẽ rất cần thiết trong đầu thế kỷ XXI, Bộ Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc đã đề ra nhiều chƣơng trình R&D cấp Nhà nƣớc trong các lĩnh vực chuyên môn then chốt nhƣ công nghệ thông tin (IT), công nghệ sinh học (BT), công nghệ Nano (NT), công nghệ văn hóa (CT), công nghệ vũ trụ (ST) và công nghệ môi trƣờng (ET). Trong số các lĩnh vực trên, đặc biệt nhấn mạnh 3 lĩnh vực IT, BT và ST, một tỷ lệ lớn khám phá đƣợc tập trung cho 3 nhiệm vụ này. Nhằm hỗ trợ cho các nổ lực đã đƣợc định hƣớng này, Chính phủ Hàn Quốc đã tăng kinh phí dành cho R&D năm 2003 lên 3,8 tỷ USD (chiếm 4,6% tổng chi ngân sách của Chính phủ)

Thứ ba, nâng cao nhận thức về vai trò của khoa học trong cộng đồng nhân dân. Hàn Quốc hy vọng rằng điều này sẽ tạo ra một sự quan tâm đích thực về khoa học, nuôi dƣỡng khoa học và tạo ra một nền văn hóa trong xã hội:

+ Chƣơng trình chiến dịch sách khoa học (The Science Book Start Campaign), mọi ngƣời dân có thể tham gia quyên góp và gửi các loại sách khoa học cho học sinh các cấp sinh sống tại các vùng sâu.

+ Cuối năm 2003 thành lập Bảo tàng Khoa học quốc gia tầm cỡ thế giới tại Seoul. + Xây dựng một xã hội quan tâm tới khoa học, trong đó, các nhà khoa học nhận đƣợc những sự đánh giá trân trọng vì những đóng góp của họ cho đất nƣớc, nhân loại.

+ Chuyển 16 trƣờng phổ thông trung học thành các trƣờng cho các học sinh năng khiếu khoa học. Năm 2003, đã chuyển đổi 2 trƣờng.

32

nâng cao trình độ khoa học của Hàn Quốc lên tầm thế giới. Đặc biệt đầu tƣ cho các Trung tâm xuất sắc trong nghiên cứu khoa học cơ bản và hỗ trợ những tài năng có thiên hƣớng về khoa học cũng nhƣ cho các nhà khoa học trẻ có ý tƣởng sáng tạo đặc biệt.

Cuối cùng, Hàn Quốc nỗ lực toàn cầu hóa các hoạt động KH & CN của mình để kết nối xu hƣớng đổi mới KH & CN trên thế giới.

1.5.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở địa phương trong nước.

1.5.2.1. Một số kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh

- Sở Khoa học và Công nghệ thành phố đã thực hiện tốt các nhiệm vụ do Bộ Khoa học và Công nghệ, Thành ủy và UBND thành phố Hồ Chí Minh giao theo kế hoạch hàng năm với sự chủ động, sáng tạo và bám sát vào nhu cầu thực tế về phát triển thành phố, CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ phục vụ tốt các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, phát triển tiềm lực KH & CN, kinh tế, thể dục- thể thao, an ninh-quốc phòng. Thông qua việc xây dựng và tuân thủ nghiêm túc quy chế quản lý đề tài, dự án triển khai KH & CN (đã đƣợc UBND thành phố ban hành); tăng cƣờng các đề tài đặt hàng thông qua tiếp xúc các doanh nghiệp, Ban quản lý các Khu chế xuất và Khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, các Sở, Ngành.. để nâng cao tỷ lệ ứng dụng kết quả nghiên cứu phục vụ có hiệu quả cho phát triển KT-XH thành phố; đẩy mạnh triển khai các kết quả nghiên cứu KH & CN có tính khả thi ứng dụng vào thực tế thông qua việc hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ trong quá trình ứng dụng.

- KH & CN bám sát và phục vụ tốt các chƣơng trình trọng điểm của thành phố: + Tham gia chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực thành phố với những dự án, đề tài khoa học về đào tạo nguồn nhân lực. Xây dựng chiến lƣợc quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thành phố và vùng; triển khai các dự án xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu đào tạo.

+ Tham gia chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lƣợng - hội nhập với các hoạt động:

33

* Tổ chức các hoạt động tƣ vấn, tập huấn hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lƣợng hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến; hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm năng lƣợng.

* Hình thành và vận hành chợ thiết bị-công nghệ trên mạng.

* Hỗ trợ doanh nghiệp thiết kế, đăng ký và bảo hộ 1.000 nhãn hiệu.

+ Tham gia chƣơng trình phát triển công nghệ thông tin thành phố thông qua tổ chức triển khai và quản lý các dự án ứng dụng công nghệ thông tin và GIS trong quản lý hành chính Nhà nƣớc.

1.5.3. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý khoa học, công nghệ ở trong và ngoài nước đối với thành phố Hà Nội. và ngoài nước đối với thành phố Hà Nội.

- Nhận thức đúng đắn về vai trò của KH & CN trong quá trình CNH-HĐH và hội nhập quốc tế của các cấp lãnh đạo là yếu tố mang tính quyết định cho sự phát triển KH & CN, qua đó thúc đẩy nhanh phát triển KT-XH. Không ít nơi vẫn tuyên truyền KH & CN là quốc sách nhƣng thực tế trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành kém quan tâm, không tập trung đầy đủ nguồn lực, thiếu các định hƣớng chiến lƣợc, mục tiêu cũng nhƣ các giải pháp quan trọng.

- Xây dựng chiến lƣợc, sách lƣợc và kế hoạch về KH & CN để thực hiện những mục tiêu trong từng giai đoạn 5 năm với những chƣơng trình tập trung và chính sách hỗ trợ là vô cùng quan trọng.

- Đổi mới quản lý theo hƣớng đƣa nhanh ứng dụng KH & CN vào sản xuất và ứng dụng trong cuộc sống, gắn khoa học trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp thông qua các mô hình liên kết giƣ̃a nhà khoa ho ̣c với doanh nghiê ̣p.

- Ƣu tiên đầu tƣ tƣ̀ nguồn vốn ngân sách và huy động các nguồn vốn trong xã hội cho phát triển KH & CN.

34

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu luận văn dựa trên phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, trên cơ sở quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về quản lý khoa học và công nghệ .

Ngoài ra, để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên và để có đƣợc nhƣng thông tin dữ liệu cần thiết, trong luận văn sử dụng nhiều phƣơng pháp chuyên ngành, các phƣơng pháp nghiên cứu sau đã đƣợc sử dụng:

2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

2.1.1.1. Phương pháp tổng hợp thông tin

- Số liệu đƣợc phân nhóm theo nội dung của nghiên cứu này, từ đó tính toán các chỉ tiêu theo mục đích của nghiên cứu này.

- Phân loại theo các tiêu thức phân tổ và tính toán chỉ tiêu phân tích trên bảng tính Excel.

2.1.1.2. Phương pháp thu thập số liệu

Thực hiện thu thập tài liệu tại các cơ quan liên quan từ Trung ƣơng (Bộ khoa học và công nghệ, Bộ kế hoạch và đầu tƣ, Bộ tài chính…). Thực hiện tham vấn và thu thập tài liệu ở các cơ quan liên quan tại địa phƣơng (Sở khoa học và công nghệ, Sở kế hoạch và Đầu tƣ, Sở tài chính, Cục thống kê và phòng, Ban có liên quan của các quận, huyện, thị xã.) Làm việc để tổng quan tài liệu: gồm các văn bản pháp quy ở cấp trung ƣơng và cấp thành phố quy định về thực hiện Chƣơng trình, bao gồm các báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên ngành cảu các ban ngành của quận, huyện và của thành phố, tài liệu hƣớng dẫn thực hiện, tài liệu đào tạo… Dựa vào các tài liệu thu thập, tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra những sự giống nhau cũng nhƣ những sự khác biệt trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ.

35

nghĩa minh chứng cho những đánh giá về công tác quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ ở Hà Nội.

2.1.2. Phương pháp phân tích, xử lý thông tin

2.1.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Để phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ niên giám thống kê và báo cáo tổng kết Chƣơng trình của địa phƣơng nhằm phản ánh thực trạng quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ ở thành phố Hà Nội .

Thống kê mô tả là tổng hợp các phƣơng pháp đo lƣờng, mô tả và trình bày số liệu đƣợc ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế; bao gồm giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và phân tích tần số xuất hiện của các đối tƣợng nghiên cứu.

2.1.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

Hoạt động nghiên cứu sẽ kết hợp cả phƣơng pháp định tính và định lƣợng, trong đó phƣơng pháp định tính đóng vai trò chủ đạo và các phân tích định lƣợng đóng vai trò minh họa, hỗ trợ. Việc tham vấn các chuyên gia về theo dõi đánh giá, chuyên gia đánh giá tác động là một trong những hoạt động của nghiên cứu này.

Dựa vào các tài liệu thu thập, tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra những sự giống nhau cũng nhƣ sự khác biệt trong công tác quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ ở Hà Nội.

Phân tích kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong việc quản lý nhà nƣớc về KH-CN và có sự đối chiếu, so sánh với Hà Nội để rút ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp.

Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên cơ sở kết hợp so sánh các phƣơng án thực hiện, tổng hợp kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm, xây dựng các giải pháp mang

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở thành phố Hà Nội (Trang 37)