Tiềm lực và thực trạng khoa học và công nghệ thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở thành phố Hà Nội (Trang 51)

3.1.2.1. Tiềm lực khoa học và công nghệ * Về nguồn nhân lực

Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị của cả nƣớc, là nơi tập trung, làm việc và sinh sống của rất nhiều các chuyên gia, giáo sƣ, tiến sỹ hàng đầu của các ngành bao gồm cả trong và ngoài nƣớc; tập trung nhiều trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp, đào tạo nghề… nguồn nhân lực trí thức có trình độ cao là rất lớn. Đội ngũ này đã và đang phát huy vai trò của mình trong các hoạt động KT-XH của thành phố và đang thƣờng xuyên nâng lên.

43

* Về cơ sở vật chất - kỹ thuật

Tiềm lực cơ sở vật chất - kỹ thuật cho KH & CN của Hà Nội thể hiện ở đầu tƣ và trang bị cho hệ thống các Trung tâm, Trạm, Trại cấp thành phố và cấp quận, huyện, các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp tham gia nghiên cứu, tổ chức, chuyển giao công nghệ, các bệnh viện, trƣờng học, hệ thống thông tin KH & CN, hệ thống quản lý KH & CN.

Hoạt động và mức độ trang bị của các tổ chức này có vai trò quan trọng trong nghiên cứu KH-CN, chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm, tuyển chọn và nhân giống, phổ biến giống mới…; là cơ sở đào tạo chuyên môn KH & CN sâu về các lĩnh vực sản xuất dịch vụ, sản phẩm chủ yếu của địa phƣơng và quốc gia.

* Các tổ chức KH & CN

- Các tổ chức có thực hiện hoạt động nghiên cứu KH & CN trên địa bàn thành phố gồm các viện, trung tâm, bệnh viện, nhà bảo tàng…

- Các hội và hiệp hội KH & CN trực thuộc UBND thành phố thuộc các lĩnh vực: khoa học – kỹ thuật, kinh tế, luật, sử học, tin học, hóa học, y - dƣợc, xây dựng, kiến trúc, làm vƣờn…

- Các tổ chức quản lý KH & CN gồm các cơ quan chủ yếu: Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng; Sở Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Cục Thống kê.

- Các tổ chức đào tạo KH & CN gồm các trƣờng chính trị, cao đẳng, trung cấp và đào tạo nghề.

- Các tổ chức ứng dụng KH & CN: là các công ty, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

3.1.2.2. Về tiềm năng hợp tác, liên kết KH & CN

- Cùng với quá trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế, trong những năm qua HĐND thành phố, Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội luôn quan tâm đến việc hoàn thiện, đổi mới cơ chế, chính sách tài chính cho phát triển khoa học và công nghệ. Cụ thể năm 2013, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành nghị

44

quyết 04/2013/NQ-HĐND Về chính sách đãi đối với tổ chức, cá nhân đầu tƣ phát triển khoa học và công nghệ và các nhà khoa học và công nghệ tham gia thực hiện chƣơng trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô Tiếp theo đó, đến năm 2020, UBND Thành phố đã phê duyệt chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020. Theo đó, định hƣớng đổi mới đƣợc xác định là: giải pháp chủ yếu, mang tính đột phá trong đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ trên nguyên tắc tỷ lệ đầu tƣ cho Khoa học và công nghệ tăng và cải tiến công tác cấp vốn cho khoa học và công nghệ. Đảm bảo vững chắc nguồn tài chính của Nhà nƣớc cho khoa học và công nghệ, tăng dần phần đóng góp của các nguồn vốn khác. Dành một khoản kinh phí trong ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ hỗ trợ các đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do doanh nghiệp thực hiện hoặc phối hợp với cơ quan nghiên cứu thực hiện. Nghiên cứu thí điểm việc tài trợ cho các tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện các đề tài nghiên cứu theo từng khâu và có thể mua bán, chuyển nhƣợng các đề tài đã đƣợc nghiệm thu theo giá thỏa thuận đối với tổ chức và cá nhân.

- Năm 2013, Quốc hội đã thông qua Luật Khoa học và Công nghệ để tạo sự thống nhất trọng hệ thống pháp luật. Trong những quy định về cơ chế tài chính và đầu tƣ cho KH&CN cũng đã có bƣớc thay đổi cơ bản. Về đầu tƣ từ NSNN cho KH&CN, Luật KH&CN khẳng định rõ mức chi ngân sách hàng năm cho KH&CN từ 2% trở lên và tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp khoa học và công nghệ. Hà Nội từ đó cũng sẽ ban hành những văn bản để khuyến khích tổ chức, cá nhân, đặc biệt là doanh nghiệp đầu tƣ để đổi mới công nghệ trong sản xuất và kinh doanh.

- Tăng cƣờng thu hút các lực lƣợng tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Khuyến khích các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã và các doanh nghiệp tham gia đặt hàng và trực tiếp triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học vào giải quyết các vấn đề bức xúc thuộc ngành, lĩnh vực và địa bàn mình quản lý.

- Thƣờng xuyên tổ chức các đoàn khảo sát thực tế, tiếp xúc và làm việc với các sở, ngành, các quận, huyện, các doanh nghiệp và một số trƣờng, viện nghiên cứu

45

trên địa bàn để nắm bắt nhu cầu và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Đổi mới tổ chức các Hội nghị xây dựng triển khai kế hoạch hàng năm và hội nghị bàn giao kết quả nghiên cứu cho các đơn vị ứng dụng.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN thông qua các Hội nghị, hội thảo, phối hợp nghiên cứu, nhập khẩu công nghệ, thuê chuyên gia về các vấn đề KHCN, khoa học quản lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.

- Chỉ đạo Sở KH&CN phối hợp với Sở Tài chính thực hiện việc cấp kinh phí theo đúng tiến độ cho các đề tài, dự án sau khi Thành phố có quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch.

- Nghiên cứu đổi mới quy trình quản lý đề tài, dự án (đặc biệt là khâu xét chọn, thẩm định, cấp kinh phí) nhằm nâng cao số lƣợng, chất lƣợng đầu vào và rút ngắn thời gian thẩm định, cấp kinh phí.

Do có sự đổi mới nên chất lƣợng và hiệu quả trong công tác xây dựng và triển khai kế hoạch đã đƣợc nâng lên, góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực trong hoạt động khoa học và công nghệ của Thành phố. Đây là năm thứ sáu các đề tài, dự án trong kế hoạch KH&CN đã hoàn thành bƣớc thẩm định của các Hội đồng KH&CN chuyên ngành, trong đó có nhiều đề tài đã hoàn thành xong 3 bƣớc thẩm định đề cƣơng và kinh phí trƣớc khi thành phố có Quyết định giao kế hoạch. Tỷ lệ cấp kinh phí tính đến quý I đạt 100% số đề tài, dự án (so với trƣớc đây là tháng 7, 8). Chất lƣợng của các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ ngày càng đƣợc nâng cao.

3.1.2.3. Thực trạng công nghệ trên địa bàn thành phố

Từ năm 2011 - 2014, các chƣơng trình khoa học và công nghệ cấp Thành phố đã triển khai 426 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ. Trong đó, lĩnh vực khoa học công nghệ là: 286 đề tài, khoa học xã hội và nhân văn là: 93 đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm là 47 dự án. Hiệu quả ứng dụng của các đề tài, dự án vào thực tiễn ngày càng tăng. Số lƣợng bài báo trong nƣớc là: 409; bài báo

46

nƣớc ngoài là:18; 05 đề tài đoạt giải VIFOTEC; 22 sản phẩm đăng ký sáng chế, sở hữu công nghiệp; 201 quy trình công nghệ; đào tạo 27 Tiến sỹ, 160 Thạc sỹ, thiết kế, chế tạo 03 mẫu, sản phẩm mới, 13 loại thuốc mới, 10 loại vật nuôi, cây trồng mới đƣa vào sản xuất, 10 sản phẩm vật tƣ mới phục vụ sản xuất cây trồng, vật nuôi; thiết kế, chế tạo 02 máy móc, thiết bị mới; đề xuất xây dựng 13 tiêu chuẩn, quy phạm mới; 15 luận chứng kinh tế kỹ thuật; đề xuất 14 cơ chế, chính sách mới và 219 giải pháp mới; 13 tài liệu, giáo trình chuyên khảo; 17 mô hình, chƣơng trình mới; xây dựng 07 phần mềm; 10 bản đồ, website. Kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học đã góp phần thúc đẩy đổi mới công nghệ và năng suất chất lƣợng trong các ngành, lĩnh vực, cũng nhƣ năng lực quản lý của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố.

- Lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng, nhiều nghiên cứu đã góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chủ trƣơng, chính sách của thành phố; đề xuất các giải pháp đổi mới tổ chức và phƣơng thức lãnh đạo trong các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc, các trƣờng đại học, cao đẳng, công tác dân vận của chính quyền cơ sở trong giai đoạn hiện nay. Các vấn đề liên quan đến đổi mới, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính, quản lý kinh tế. Dự báo những nhân tố tác động và những vấn đề đặt ra đối với công tác quốc phòng, quân sự của Thủ đô, đề xuất các giải pháp xây dựng khu vực phòng thủ Thủ đô Hà Nội trong tình hình mới.

- Lĩnh vực kinh tế: tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến mô hình, giải pháp phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững; giải pháp đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, nghiên cứu cơ chế và giải pháp quản lý, sử dụng và huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo cũng gặt hái khá nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. Nhiều công trình, đề tài nghiên cứu hệ thống các giá trị lịch sử - văn hóa đã và đang tạo nên bản sắc văn hiến 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; Xác định hệ quan điểm, phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm tiếp

47

tục bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống; Xây dựng con ngƣời Hà Nội văn minh, thanh lịch, hiện đại; Nghiên cứu, biên soạn và xuất bản 18 tập Bách khoa thƣ Hà Nội và 14 tập bách khoa thƣ giai đoạn mở rộng; tập trung nghiên cứu đổi mới nội dung và phƣơng pháp giảng dạy; đƣa các mô hình giáo dục, phƣơng pháp giảng dạy mới vào ứng dụng trong hệ thống các trƣờng học. Nghiên cứu, cải tiến các trang thiết bị, đồ dùng, đèn chiếu sáng phục vụ học tập nhằm giảm các bệnh liên quan đến mắt và tƣ thế ngồi cho học sinh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở thành phố Hà Nội (Trang 51)