Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, của quá trình toàn cầu hóa kinh tế thì vấn đề phát triển bền vững đã trở thành một đòi hỏi bức bách đối với mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Mà nhân tố quyết định để một quốc gia, dân tộc có thể phát triển bền vững đó chính là những khả năng nội lực mà mỗi quốc gia dân tộc đó có đƣợc. Vì vậy, việc phát triển năng lực công nghệ đƣợc xem là nội dung quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc.
Năng lực về khoa học và công nghệ thực chất là năng lực làm chủ quá trình phát triển khoa học và công nghệ của đất nƣớc, bao gồm xác định mục tiêu, xây dựng và sử dụng tiềm lực khoa học và công nghệ, có khả năng huy động các nguồn lực khoa học và công nghệ cả trong và ngoài nƣớc để phục vụ thiết thực và hiệu quả cho phát triển
+ Năng lực tìm kiếm và lựa chọn các công nghệ nhập khẩu thích hợp. + Năng lực nắm vững và sử dụng có hiệu quả các công nghệ nhập khẩu. + Năng lực thích nghi công nghệ nhập khẩu cho phù hợp với điều kiện sản xuất ở trong nƣớc.
+ Năng lực đổi mới, phát triển công nghệ hiện có ở trong nƣớc.
+ Năng lực tìm kiếm, đổi mới và đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu và triển khai trong nƣớc.
26
+ Năng lực nghiên cứu cơ bản ở trong nƣớc.
Tuy trƣớc đây Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tích đáng kể trong nghiên cứu khoa học, nhƣng hệ thống đổi mới sáng tạo Việt Nam hiện nay, theo tiêu chuẩn hiện đại, chỉ mới đang manh nha. Năng lực khoa học, công nghệ và sáng tạo còn yếu, hệ thống sáng tạo quốc gia còn non trẻ và manh mún. Hệ thống nghiên cứu và phát triển của cả nhà nƣớc và khu vực tƣ nhân đều cần đƣợc tiếp tục cải thiện.
Từ cơ sở hạ tầng, chất lƣợng dạy và học cho tới năng lực nghiên cứu của doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu nhà nƣớc cũng nhƣ việc quản lý nhà nƣớc, thực hiện chính sách về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đều đƣợc đánh giá là yếu kém.
Theo đó, công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) vẫn chỉ là hoạt động thêm thắt trong các doanh nghiệp và cơ quan nhà nƣớc. Khu vực doanh nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng chi R&D.
“Có rất ít doanh nghiệp thực hiện R&D, mức độ đổi mới sáng tạo còn thấp và sự kết nối với hoạt động nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu công lập còn yếu”, báo cáo viết.
Trong khi đó, các cơ quan nghiên cứu nhà nƣớc dù đã trải qua nhiều thay đổi, song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Nhiều phòng thí nghiệm và đơn vị R&D chồng chéo mà phần lớn trong số đó không đạt quy mô tối ƣu, thiếu nguồn lực và vẫn chƣa gần với ngƣời sử dụng cuối cùng.
Nguồn lực, vấn đề then chốt đối với khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, theo báo cáo, cũng đang tồn tại nhiều hạn chế bởi hệ thống giáo dục và đào tạo nặng về lý thuyết hoặc đã quá lạc hậu, không đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động.
Vấn đề quản trị hệ thống đổi mới sáng tạo của việt Nam cũng đầy bất cập khi thiếu các cam kết, sự phối hợp và thực hiện chính sách của chính phủ một cách hiệu quả.
Thiếu sự liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu KH&CN, giáo dục - đào tạo và sản xuất - kinh doanh; thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu - phát triển, các trƣờng đại học và doanh nghiệp.
27
thành phố cần phải có những biện pháp thiết thực nhằm thúc đẩy phát triển năng lực khoa học, công nghệ của địa phƣơng.