Tình hình nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong một số lĩnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở thành phố Hà Nội (Trang 56)

vực trên địa bàn thành phố

Kết quả nghiên cứu là dây chuyền thiết bị, quy trình vận hành, quy trình sản xuất, các giải pháp kỹ thuật, tài liệu hƣớng dẫn kỹ thuật, các giống cây, con. Đối với các sản phẩm này sau khi kết thúc nghiên cứu đƣợc triển khai tiếp dự án sản xuất thử nghiệm nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất, quy trình vận hành, sự ổn định của dây chuyền thiết bị trƣớc khi đƣa vào sử dụng. Thực tế trong quá trình nghiên cứu các nội dung đề tài đã đƣợc triển khai tại các đơn vị nghiên cứu, đơn vị phối hợp. Với đề tài khối nông nghiệp thực hiện ngay tại đồng ruộng và đạt đƣợc kết quả so với yêu cầu đặt ra.

3.1.3.1. Lĩnh vực công nghiệp

Xuất phát từ yêu cầu thực tế, hƣớng tới việc nghiên cứu hoàn thiện các sản phẩm chính của doanh nghiệp, phát triển các sản phẩm mới có khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trƣờng. Nghiên cứu, chế tạo ra một số dây chuyền công nghệ thiết bị đồng bộ, hiện đại phục vụ phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sản xuất hàng tiêu dung nâng cao chất lƣợng sản phẩm hàng hoá.

48

Bảng 3.2: Giá trị sản xuất công nghiệp

S

TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012

1 Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (tỷ

đồng) 272,523 377,412 450,831

Phân theo ngành kinh tế

- Khai khoáng 2,682 2,336 2,495

- Công nghiệp chế biến, chế tạo 258,331 358,080 428,759

- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt,

nƣớc nóng, hơi nƣớc… 9,099 13,719 16,009

- Cung cấp nƣớc, hoạt động quản lý và xử

lý rác thải, nƣớc thải 2,411 3,277 3,568

Phân theo thành phần kinh tế

- Kinh tế Nhà nƣớc Trung ƣơng 38,425 53,267 59,238

- Kinh tế Nhà nƣớc địa phƣơng 10,975 9,394 9,060

- Kinh tế ngoài Nhà nƣớc 97,783 151,346 177,618

- Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 125,340 163,405 204,915

2 Tỷ trọng các ngành trong công

nghiệp (%) 100 100 100

- Khai khoáng 1.0 0.6 0.6

- Công nghiệp chế biến, chế tạo 94.8 94.9 95.1

- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt,

nƣớc nóng, hơi nƣớc… 3.3 3.6 3.6

- Cung cấp nƣớc, hoạt động quản lý và xử

lý rác thải, nƣớc thải 0.9 0.9 0.8

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2012 3.1.3.2. Lĩnh vực nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tập trung giải quyết các nhiệm vụ bức thiết của thực tiễn sản xuất, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp để tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế

49

cao và an toàn thực phẩm, duy trì và phát triển các giống lúa chất lƣợng, khả năng chịu hạn và sâu bệnh, ổn định năng suất; các loại cây đặc sản (nhãn chín muộn, bƣởi Diễn, hồng Yên thôn...), sản xuất các loại hoa có giá trị kinh tế nhƣ hoa lan, hoa đào... Hạn chế ô nhiễm môi trƣờng trong chăn nuôi; khai thác có hiệu quả nguồn nƣớc tƣới đặc biệt đối với vùng đồi gò. Khảo nghiệm, ứng dụng các sản phẩm mới, quy trình kỹ thuật mới trong thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, chủ động khống chế dịch bệnh, giảm chi phí, giảm dƣ lƣợng chất độc hại trong các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi.

Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm: Xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt chất lƣợng, hiệu quả và an toàn dịch bệnh (Dùng bò cái lai sind phối với bò thịt giống brahman), xác định nguyên liệu và xây dựng quy trình sản xuất thức ăn bổ sung cho bê sữa cái để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi bò sữa. Hoàn thiện các quy trình khai thác, bảo quản, vận chuyển sữa bò tƣơi đảm bảo tiêu chẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng HACCP vào sản xuất sữa bò tƣơi tại công ty giống gia súc Hà Nội; Xây dựng quy trình chăn các giống gia súc, giai cầm lấy trứng, lấy thịt (có chất lƣợng thịt, trứng ngon, khả năng chống chịu và thích nghi với môi trƣờng tốt) thƣơng phẩm và sinh sản theo phƣơng thức quy mô công nghiệp và bán chăn thả vùng đồi gò tiến tới nhân rộng tới các xã vùng bán sơn địa; Nghiên cứu xử lý môi trƣờng phân thải của các trang trại chăn nuôi tập trung để sản xuất phân sinh học vừa bảo vệ môi trƣờng vừa tăng lƣợng phân bốn chất lƣợng cho nông nghiệp; Ứng dụng dung dịch điện hoạt hóa để khử trùng chuồng nuôi lợn và phòng trị bệnh ở lợn con. Xây dựng các hƣớng dẫn kỹ thuật để ứng dụng trong chăn nuôi lợn ở Hà Nội

Về thú y: Điều tra tình hình dịch bệnh, xây dựng mô hình hệ thống GIS quản lý thông tin về dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố và xác định các giải pháp phòng chống. Đảm bảo khống chế dịch tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển tốt

Về thủy sản: Đã nghiên cứu nuôi thử nghiệm thành công một số giống cá có giá trị kinh tế phù hợp với Hà Nội, Hoàn thiện quy trình nuôi thƣơng phẩm, nuôi cá bố mẹ và cho đẻ với cá chép lai, rô phi đơn tính, trắm đen, ốc nhồi, trạch bùn v.v...

50

nhằm chủ động giống chất lƣợng cung cấp cho các vùng trũng ngoại thành. Ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trƣờng nƣớc ao nuôi cá theo phƣơng thức thâm canh ít thay nƣớc. Xây dựng quy trình xử lý nƣớc bằng chế phẩm sinh học, bƣớc đầu ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi cá đạt chất lƣợng nƣớc đảm bảo tiêu chuẩn cho phép của ngành thuỷ sản.

Các kết quả nghiên cứu về công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới đƣợc chuyển giao tới hộ nông dân, cơ sở sản xuất bằng các phƣơng thức nhƣ: Tổ chức tập huấn kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn, triển khai dự án sản xuất thử nghiệm…và thông qua các hoạt động của các đơn vị chuyên môn trên địa bàn nhƣ Chi cục Bảo vệ thực vật, chi cục thủy sản, Công ty Giống gia súc, Công ty Đầu tƣ & PTNN Hà Nội… Việc áp dụng các kết quả nghiên cứu đề tài đã tạo ra những sản phẩm cây trồng, chăn nuôi chất lƣợng cao, an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó góp phần đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ chuyên môn, tay nghề cho công nhân kỹ thuật trong ngành, khả năng tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới của nông hộ và chủ trang trại.

3.1.3.3. Lĩnh vực tài nguyên môi trường

Đã nghiên cứu, áp dụng các công nghệ thích hợp để xử lý ô nhiễm nƣớc thải sinh hoạt, ô nhiễm các dòng sông, hồ, nƣớc thải công nghiệp, làng nghề và bệnh viện. Nghiên cứu, chế tạo các công nghệ xử lý chất thải nguy hại trong công nghiệp và y tế. Chế tạo các loại vật liệu xử lý nƣớc thải, khí thải, nƣớc thải sinh hoạt và công nghiệp của các dây chuyền chế biến nông sản, thực phẩm xuất khẩu nhằm thay thế cho các vật liệu nhập khẩu giảm giá thành, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Hà Nội.

3.1.3.4. Lĩnh vực giao thông, xây dựng và quy hoạch

Tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp, bám sát thực tiễn cũng nhƣ yêu cầu phát triển chung của Thủ đô. Trong đó phải kể đến các giải pháp hạn chế các phƣơng tiện giao thông vận tải cá nhân, xây dựng quy trình đánh giá tác động giao thông đô thị của các dự án phát triển đô thị điển hình trên địa bàn thành phố. Các tiêu chí kỹ thuật và mẫu cầu bộ hành, cầu cạn tại các nút giao thông trọng

51

điểm. Xây dựng qui trình đánh giá tác động giao thông đô thị của các dự án phát triển đô thị điển hình trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Đồng thời nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ thiết kế, thi công, tính toán tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng, độ an toàn, công trình xây dựng (đặc biệt là nhà cao tầng và công trình ngầm), các giải pháp thiết kế thi công, xử lý nền móng theo công nghệ mới phù hợp với khả năng chịu tải của nền đất trên địa bàn Hà Nội.

3.1.3.5. Lĩnh vực công nghệ thông tin

Nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin. Xây dựng quy trình kiểm tra, tiêu chí đánh giá chất lƣợng các sản phẩm phần mềm tin học phù hợp với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và trình độ ngƣời sử dụng. Nghiên cứu, phát triển phần mềm mã nguồn mở hỗ trợ quản lý nhà nƣớc trên địa bàn. Nghiên cứu xây dựng mô hình và giải pháp công nghệ khả thi hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính cấp xã, phƣờng của Thành phố Hà Nội.

3.1.3.6. Lĩnh vực y tế

Nghiên cứu cơ sở lý luận, tình hình nghiên cứu trên thế giới để lựa chọn những kỹ thuật, phƣơng pháp chẩn đoán và điều trị tiên tiến áp dụng tại các cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội. Nhiều bài thuốc y học cổ truyền đƣợc hoàn thiện và hiện đại hoá dạng dùng để thuận tiện cho bệnh nhân để dùng rộng rãi nhƣ Bài thuốc “thân thống trục ứ thang”điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống, bài thuốc “Thập vị giáng đƣờng phƣơng” điều trị rất tốt và an toàn cho các bệnh nhân tiểu đƣờng type II….ứng dụng phƣơng pháp đóng đinh nội tuỷ kín điều trị gãy xƣơng đùi ngƣời lớn có sự hỗ trợ của khung nắn chỉnh ngoài tự tạo triển khai tại bệnh viện Đa khoa Xanh pôn.ứng dụng, đánh giá kết quả áp dụng vạt da cân đùi trƣớc ngoài có sử dụng vi phẫu mạch máu trong tạo hình các khuyết tổ chức lớn đã xây dựng đƣợc quy trình nối mạch vi phẫu đối với vạt đùi trƣớc ngoài và kích thƣớc vạt da đùi trƣớc ngoài và Tiêu chuẩn phân loại tổn thƣơng để áp dụng kỹ thuật và tiêu chuẩn áp dụng kỹ thuật vi phẫu, thiết kế , chế tạo bộ dụng cụ kéo, nắn chỉnh xƣơng cẳng tay phục vụ điều trị gãy thân xƣơng cẳng tay sử dụng kỹ thuật kết xƣơng kín bằng đinh đàn hồi cải

52

tiến có khả năng chông di lệch xoay tốt. Hầu hết các kết quả nghiên cứu đƣợc triển khai vào thực tiễn, đƣợc áp dụng tại các bệnh viện thông qua hình thức: Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật để tham gia trực tiếp vào quá trình điều trị cho bệnh nhân. Triển khai theo đúng phác đồ điều trị, quy trình kỹ thuật và thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả trƣớc và sau điều trị để kiểm chứng kết quả nghiên cứu. Kết quả điều trị mang lại nhiều lợi ích: Rút ngắn thời gian, giảm chi phí tài chính cho cơ sở y tế và ngƣời bệnh, giảm bớt gánh nặng cho nhà nƣớc và xã hội, tạo môi trƣờng tốt trong sản xuất bảo đảm sức khỏe cho ngƣời dân và cộng đồng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở thành phố Hà Nội (Trang 56)