Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở thành phố Hà Nội (Trang 32)

* Khái niệm cơ bản

Nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) có thể đƣợc hiểu theo những cách khác nhau. Theo nghĩa rộng thì Nhân lực KH&CN bao gồm những ngƣời đáp ứng đƣợc một trong những điều kiện sau: - Đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng về một lĩnh vực KH&CN; - Tuy chƣa đạt đƣợc điều kiện trên nhƣng làm việc trong một lĩnh vực KH&CN đòi hỏi phải có trình độ tƣơng đƣơng.

Theo đó, có thể hiểu nhân lực KH&CN ở đây bao gồm cả những ngƣời đã tốt nghiệp đại học nhƣng không làm việc trong lĩnh vực KH&CN. Khái niệm này dƣờng nhƣ quá rộng để thể hiện hoạt động KH&CN của một quốc gia. Do vậy, các nƣớc thƣờng sử dụng khái niệm nhân lực nghiên cứu và phát triển (NCPT) để biểu đạt nguồn lực KH&CN của mình.

24

- Cán bộ nghiên cứu (nhà nghiên cứu/nhà khoa học/kỹ sƣ nghiên cứu): đó là những cán bộ chuyên nghiệp có trình độ cao đẳng/đại học, thạc sĩ và tiến sĩ hoặc không có văn bằng chính thức song làm các công việc tƣơng đƣơng nhƣ nhà nghiên cứu/nhà khoa học tham gia vào quá trình tạo ra tri thức, sản phẩm và quy trình mới, tạo ra phƣơng pháp và hệ thống mới.

- Nhân viên kỹ thuật và tƣơng đƣơng: bao gồm những ngƣời thực hiện các công việc đòi hỏi phải có kinh nghiệm và hiểu biết kỹ thuật trong những lĩnh vực của KH&CN. Họ tham gia vào NCPT bằng việc thực hiện những nhiệm vụ khoa học và kỹ thuật có áp dụng những khái niệm và phƣơng pháp vận hành dƣới sự giám sát của các nhà nghiên cứu.

- Nhân viên phụ trợ trực tiếp NCPT: bao gồm những ngƣời có hoặc không có kỹ năng, nhân viên hành chính văn phòng tham gia vào các dự án NCPT. Trong nhóm này bao gồm cả những ngƣời làm việc liên quan đến nhân sự, tài chính và hành chính trực tiếp phục vụ công việc NCPT của các tổ chức NCPT.

* Nhân lực Khoa học và công nghệ tại Hà Nội:

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, thông qua quá trình tự đào tạo và đào tạo lại đã phát triển nhanh về số lƣợng, trƣởng thành một bƣớc về chất lƣợng, thích nghi dần với nền kinh tế thị trƣờng và có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và khoa học, công nghệ của thành phố.

Một số lƣợng đáng kể cán bộ KH&CN có trình độ chuyên môn, công nghệ và ngoại ngữ tƣơng đối tốt đã đƣợc thu hút thông qua các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài.

Bên cạnh đó, bằng cơ chế sử dụng nhân lực thành phố đã thu hút chất xám của một lực lƣợng tƣơng đối lớn các nhà khoa học, công nghệ của các cơ quan trung ƣơng. Lực lƣợng cán bộ KH&CN này đã tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào việc tƣ vấn, phản biện, nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề lớn, quan trọng về KH&CN và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ, điều tra cơ bản và bảo vệ môi trƣờng, khoa học xã hội và nhân văn, an ninh-quốc phòng, đặc biệt trong việc xây dựng các chiến lƣợc phát

25

triển kinh tế - xã hội, KH&CN, Giáo dục- đào tạo. Đây là nguồn nhân lực KH&CN rất quan trọng đối với thành phố Hà Nội.

Nhân lực KH&CN tuy đã có bƣớc phát triển về số lƣợng, nhƣng chất lƣợng chƣa cao, thiếu cán bộ đầu đàn, chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực công nghệ trình độ cao; Một bộ phận bất cập về kiến thức, năng lực và trình độ, chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ CNH-HĐH thành phố; khả năng ngoại ngữ còn yếu, hạn chế khả năng tiếp cận tri thức tiên tiến, năng lực nghiên cứu, chƣa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về KH&CN. Thiếu cán bộ đầu đàn ở nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là cán bộ trẻ kế cận có trình độ cao. Vấn đề tranh thủ nguồn nhân lực khoa học từ Trung ƣơng và các địa phƣơng chƣa đƣợc các ngành quan tâm; chính sách thu hút, sử dụng, đãi ngộ cán bộ KH&CN chậm đƣợc đổi mới, chƣa đồng bộ và hiệu quả chƣa cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở thành phố Hà Nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)