Kinh nghiệm cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam-Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 50)

Ở các nƣớc công nghiệp phát triển, hiện nay hầu hết các ngành, kể cả công nghiệp nặng, đều đã duy trì một tỉ lệ quan trọng cả về lƣợng và chất các xí nghiệp cỡ vừa và nhỏ. Trong nhiều ngành nghề, các xí nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh cũng đạt hiệu quả cao. Sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế cũng là mục tiêu trọng tâm của các chính sách phát triển kinh tế ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Mặc dù khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đã nhận đƣợc sự quan tâm ngày càng nhiều của Nhà nƣớc, các ban ngành, nhƣng những nghiên cứu, đề xuất về các chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là vấn đề tiếp cận vốn vay của họ vẫn là đề tài đƣợc quan tâm đặc biệt. Có thể kể đến kinh nghiệm của một số quốc gia tiêu biểu thực hiện tốt việc cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển của khu vực doanh nghiệp này.

(i) Kinh nghiệm tại Nhật Bản với việc hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các tổ chức tài chính thuộc chính phủ:

Xét về phƣơng diện tài chính, ở đâu trên thế giới, kể cả tại các nƣớc đã phát triển nhƣ Nhật Bản hay Hoa Kỳ, cũng đều có những khó khăn nhất định và thƣờng giống nhau. Do đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là hoạt động đơn lẻ, chƣa có tính liên kết cao trong thời gian đầu khởi lập, chỉ đóng vai trò là “phụ trợ” và bản thân quy mô có tính công đoạn (chỉ sản xuất một ít chi tiết cho các sản phẩm hoàn chỉnh) với chủ trƣơng kinh tế của các doanh nghiệp chủ yếu là ổn định hơn là làm ăn lớn. Hơn nữa, do tầm vóc và vị thế uy tín chƣa bằng ai, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Nhật Bản đang sức lớn nên có nhu cầu vốn, tài chính cao trong khi uy tín

44

trong vay vốn chƣa cao, tài sản ít và giá trị thấp, rất khó vƣợt qua các điều kiện vay vốn của các ngân hàng. Đặc biệt, các doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp trẻ mới tham gia thị trƣờng), cho dù họ có ý tƣởng tốt, phƣơng án kinh doanh khả thi nhƣng rất khó để tạo đƣợc niềm tin để cậy nhờ tín dụng.

Nhật Bản đánh giá đúng vai trò của lực lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ những năm 40 của thế kỷ trƣớc, Nhật Bản đã có chủ trƣơng tăng cƣờng chức năng hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các tổ chức tài chính thuộc chính phủ. Những tổ chức tài chính này đã dần đáp ứng đƣợc nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp trong việc đầu tƣ đổi mới công nghệ. Chính sự đi đầu của các tổ chức tài chính quốc doanh là yếu tố thúc đẩy các tổ chức tài chính phi chính phủ khác đầu tƣ vào lĩnh vực này. Bằng cách đó, chính sách trên đã có tác dụng tích cực trong việc chuyển dịch một lƣợng vốn không nhỏ trong nền kinh tế chảy vào khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa để đầu tƣ đổi mới công nghệ. Một mặt, Chính phủ đẩy mạnh các dự án nâng quy mô tín dụng, mặt khác hƣớng dẫn các tổ chức tài chính - tiền tệ khu vực tƣ thực hiện cho vay thích đáng, đúng đối tƣợng đối với nhu cầu tài trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa (thông qua cơ chế bảo lãnh). Nhiều biện pháp hỗ trợ cần thiết khác liên quan đến việc huy động vốn, tài chính cũng đƣợc chú trọng. Chẳng hạn, các công ty đầu tƣ và tƣ vấn (trực thuộc chính quyền địa phƣơng) có cơ chế bảo lãnh phát hành cổ phần, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu có đảm bảo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình doanh nghiệp tham gia thị trƣờng vốn (thƣờng là với các doanh nghiệp có vốn nhỏ hơn 300 triệu yên). Mặt khác, trong các điều kiện kinh tế khó khăn và một doanh nghiệp nhỏ và vừa nào đó bị mất khả năng thanh toán đối với các khoản vay ngân hàng (tất nhiên sẽ cần thêm yếu tố minh bạch và lƣơng thiện) thì nhà nƣớc có thể sẽ thực hiện các biện pháp can thiệp cần thiết, để đem lại sức sống cho doanh nghiệp đó.

Bằng cách thiết lập các tổ chức tài chính đặc biệt phục vụ chính sách, chính phủ đã phân chia khu vực kinh doanh của các ngân hàng phục vụ chính sách với các ngân hàng thƣơng mại một cách hiệu quả. Việc làm này không chỉ giúp đảm bảo cho hoạt động độc lập của các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc mà còn hỗ trợ đắc

45

lực cho chính sách phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp giải quyết các vấn đề về vốn cho các doanh nghiệp này.

(ii)Kinh nghiệm tại Hoa Kỳ với cơ quan Đặc trách doanh nghiệp nhỏ của Chính phủ (SBA):

Tại Mỹ, Cơ quan Đặc trách doanh nghiệp nhỏ của Chính phủ (SBA) là một cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cơ quan này cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa một dãy tài trợ tài chính dành riêng và đƣợc lập sẵn cho cộng đồng doanh nghiệp này, từ các nhu cầu tài chính nhỏ lẻ với các khoản vay siêu nhỏ, đến các khoản vay lớn và cả các khoản đầu tƣ trực tiếp thông qua các quỹ đầu tƣ. Hoạt động này đƣợc tiến hành thông qua hình thức tài trợ trực tiếp, bảo lãnh vay, cứu trợ lúc doanh nghiệp bị tai họa…

Thống kê từ 1953 đến 2006, ở Mỹ có 20 triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa đã trực tiếp hay gián tiếp hƣởng lợi từ hoạt động hỗ trợ của SBA. Cụ thể hơn, theo thống kê, năm 2006 đã có 219.000 khoản vay trong danh mục của SBA với tổng giá trị hơn 45 tỷ USD.

(iii) Kinh nghiệm tại Hàn Quốc với định hướng đúng đắn và nhóm giải pháp tổng hợp:

Tại Hàn Quốc, kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, khi nhà nƣớc có chủ trƣơng chuyển sang sử dụng và tập trung nguồn lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để ổn định vĩ mô, vƣợt qua khủng hoảng và lấy lại lợi thế cho nền kinh tế, chính phủ nƣớc này đã xác định nguồn lực phát triển dẫn đạo sẽ là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp có số lƣợng nhân viên dƣới 300 ngƣời), thay vì là các doanh nghiệp lớn. Đáng chú ý là không có sự cạnh tranh giữa Nhà nƣớc và tƣ nhân trong việc giành giật kế hoạch. Các nhà lập kế hoạch lo thu thập thông tin và đề xuất với Chính phủ các chính sách; các hiệp hội nghề nghiệp góp phần tạo ra sự nhất trí giữa Chính phủ với giới kinh doanh về các vấn đề mục tiêu của chính sách, cơ chế thực hiện. Nhà nƣớc yêu cầu các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc và nƣớc ngoài dành phần trăm vốn nhất định cho vay phục vụ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó giao ngân hàng địa phƣơng phải dành chủ yếu vốn cho vay phục vụ khối

46

doanh nghiệp này. Đây chính là định hƣớng đúng đắn, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế Hàn Quốc- một con rồng châu Á hiện nay. Hàn Quốc đã đƣa ra một số nhóm giải pháp tổng hợp nhƣ sau:

- Hàn Quốc có sự tập trung cao độ và bền bỉ từ thƣợng tầng vĩ mô. Với họ, việc phát triển kinh tế đơn giản là sự dọn đƣờng chỉ hƣớng, là việc chắp cánh cho doanh nghiệp nói chung và tạo điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, thay vì trực tiếp kinh doanh. Nhờ vậy, hễ doanh nghiệp nhỏ và vừa khó khăn là có ngay sự tập trung hỗ trợ từ phía nhà nƣớc. Về hạ tầng luật lệ, ngoài luật nền tảng về doanh nghiệp nhỏ và vừa 1966, Hàn Quốc có Luật Hỗ trợ khởi nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa 1980, Luật Hỗ trợ tài trợ công nghệ mới 1986 (cơ sở ra đời các quỹ mạo hiểm SMCSFCs để hỗ trợ khởi nghiệp và các quỹ mạo hiểm NBFCs hỗ trợ lĩnh vực công nghệ mới). Sau khủng hoảng kinh tế châu Á 1997 và ngay trong năm này, Hàn Quốc có luật về các biện pháp đặc biệt nuôi doanh nghiệp mạo hiểm để duy trì sự cạnh tranh về kỹ thuật công nghệ. Sau những năm 2000, với tình trạng vỡ bong bóng “dotcom”, lo ngại sự xuống dốc lĩnh vực sáng tạo, chính phủ nƣớc này đã công bố Chính sách quốc gia Nuôi dƣỡng doanh nghiệp mạo hiểm vào năm 2004. - Cho vay các ngành chọn lọc (nhƣ ngành công nghệ cao, ngành phục vụ dân

sinh) với mức lãi suất đặc biệt ƣu đãi. Họ làm đƣợc điều này là nhờ các định chế tƣ vấn trung gian hỗ trợ chuyên nghiệp và môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa minh bạch.

- Về cho vay chính sách, họ có các tổ chức và cơ chế đƣợc phân cấp thực hiện cụ thể nhƣ IBK (Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc), SBMA, SBC và các bộ (ví dụ Bộ Thông tin - Truyền thông/MoIC chỉ cấp các khoản vay cho hoạt động R&D có mục đích thƣơng mại hóa công nghệ trong lĩnh vực đa phƣơng tiện, truyền thông, bán dẫn, và các ngành công nghiệp IT).

Sau 10 năm (kể từ 1997), sự tập trung này đã đƣa tổng số dƣ bảo lãnh tín dụng dành cho các DNNVV của các tổ chức trực thuộc Chính phủ Hàn Quốc vào năm 2006 lên tới 45.000 tỷ won (năm 1997 là 17.000 tỷ won). Riêng trong ngành chế tạo chế

47

biến, nguồn tài trợ đối với DNNVV có tỷ lệ cao tuyệt đối, gồm 71,9 % từ ngân hàng (đƣợc các tổ chức thuộc chính phủ bảo lãnh) và 24,8% từ các khoản cho vay chính sách; còn lại là vốn huy động khác mà doanh nghiệp vay từ ngƣời quen biết, vay nƣớc ngoài hay từ các định chế tài chính khác. (Theo nguồn tin từ Huy Nam - Chuyên viên kinh tế - tài chính - chứng khoán, chuyên gia tư vấn độc lập, tác giả 10 đầu sách về kinh tế - tài chính - chứng khoán, giảng viên CFO-PFA/PACE, thành viên Hội đồng Chỉ số HOSE, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam).

48

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH BẮC

HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam-Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)