Vai trò ngân hàng cho vay đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam-Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 41)

Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc. Với sự gia tăng liên tục về số lƣợng và sự phát triển về quy mô, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã góp phần tăng trƣởng của nền kinh tế cũng nhƣ giải quyết các vấn đề khác của xã hội.

Để phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn gặp vấn đề về vốn. Chính vì vậy, nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã và đang trở thành nguồn vốn vô cùng cần thiết không thể thiếu để giúp cho các doanh nghiệp thực hiện đƣợc mục tiêu của mình. Vốn vay ngân hàng đầu tƣ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò rất quan trọng. Nó chẳng những thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế này mà còn tác động trở lại hệ thống ngân hàng nhƣ hoàn thiện các cơ chế chính sách về tín dụng, thanh toán và các dịch vụ khác kèm theo… Vai trò của ngân hàng cho vay đối với sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc thể hiện qua một số điểm chính sau:

1.3.2.1 Vốn vay ngân hàng là nguồn hỗ trợ thúc đẩy sự hình thành và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa không lớn, với đặc điểm cơ bản là ít vốn, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải có vốn để đổi mới máy móc, thiết bị, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện đại vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trên thực tế cho thấy hiếm có doanh nghiệp nào có đủ khả năng vốn tự có đáp ứng cho toàn bộ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì thế, với vai trò là tổ chức tài chính trung gian, là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tƣ, nguồn vốn tín dụng ngân hàng là nguồn lực quan trọng cho các doanh nghiệp đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh, mua sắm tài sản cố định đảm bảo thúc đẩy và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng nhƣ vậy đã tạo điều kiện cho rất nhiều doanh

35

nghiệp ra đời. Hơn thế nữa, trong quá trình sản xuất kinh doanh, nguồn vốn ngân hàng góp phần bù đắp phần thiếu hụt trong vốn lƣu động cũng nhƣ khoản vốn đầu tƣ vào dự án mới.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, tín dụng ngân hàng là một phần quan trọng nhất trong việc tài trợ thiếu hụt về vốn cho ngân hàng. Do hiện nay, thị trƣờng chứng khoán chƣa phát triển tối đa, chƣa phản ánh đúng chức năng là kênh huy động vốn mạnh cho các doanh nghiệp. Chính phủ cũng đã đƣa ra nghị định 90/2011/NĐ-CP về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, theo đó cho phép các doanh nghiệp phát hành trái phiếu để thực hiện các dự án đầu tƣ, tăng quy mô vốn hoạt động của doanh nghiệp... nhƣng đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện tại chƣa đủ điều kiện tham gia thị trƣờng chứng khoán. Vì thế NHTM vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn, thúc đẩy quá trình sản xuất của doanh nghiệp đƣợc liên tục và cũng là mấu chốt đối với những tiến bộ khoa học kỹ thuật đƣợc áp dụng trong quá trình tái sản xuất hàng hóa.

1.3.2.2 Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đáng kể vào tăng trƣởng kinh tế, tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo… Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp khó khăn trong quá trình phát triển. Một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay là tự thân vận động về nguồn vốn. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu quả thì cần phải có một cơ cấu vốn hợp lý, quan trọng nhất là vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Cơ cấu vốn tối ƣu cần đạt đƣợc là sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận. Nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu lớn thì mức độ rủi ro của doanh nghiệp thấp, nhƣng kéo theo đó là lợi nhuận thu đƣợc cũng thấp, do vốn chủ sở hữu thƣờng là nhỏ trong khi đó thì nhu cầu vốn của doanh nghiệp là lớn. Vì vậy, để đáp ứng đƣợc nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận, các doanh nghiệp phải tiếp cận với nguồn vốn vay.

36

Trong trƣờng hợp vốn vay quá lớn dẫn tới chi phí vốn sẽ tăng, kéo theo đó là giá thành tăng và đƣơng nhiên lợi nhuận thu đƣợc sẽ giảm, đồng thời khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng giảm, rủi ro dẫn tới nguy cơ phá sản tăng cao. Do đó, tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu càng lớn thì doanh nghiệp càng phải chịu sự kiểm soát sát sao và các điều kiện vay vốn chặt chẽ của ngân hàng. Vì thế, ngân hàng và doanh nghiệp phải cân nhắc trong việc quyết định tỷ trọng giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn sao cho hợp lý để vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu về vốn, vừa đảm bảo đƣợc nguồn thu và mang lại sự an toàn trong hoạt động kinh doanh.

Ngân hàng cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khi sử dụng vốn vay ngân hàng, các doanh nghiệp phải thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết với ngân hàng, đảm bảo hoàn trả gốc và lãi một cách đầy đủ, đúng hạn. Ngoài ra, khi thẩm định vay vốn, các ngân hàng đã thẩm định đầy đủ hồ sơ, tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, các hồ sơ đó phải chứng minh đƣợc rằng doanh nghiệp thực hiện kinh doanh hợp pháp, kinh doanh có hiệu quả, khả năng tài chính lành mạnh và có khả năng hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, tài sản bảo đảm đầy đủ tính pháp lý và tính thanh khoản. Chính vì yêu cầu này của ngân hàng mà ngay từ khi thiết lập phƣơng án, dự án kinh doanh, các doanh nghiệp cũng đã phải quan tâm tới việc kinh doanh cái gì, bằng cách nào, thị trƣờng đầu vào, thị trƣờng đầu ra nhƣ thế nào để có thể tăng tính khả thi và khả năng sinh lời của dự án, phƣơng án góp phần thuyết phục ngân hàng tài trợ vốn cho mình. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp cần phải nâng cao kỹ năng quản lý tài chính, trả nợ ngân hàng đúng hạn để tạo lòng tin và uy tín đối với ngân hàng. Không chỉ quan tâm tới việc thu hồi đủ vốn mà các doanh nghiệp còn phải quan tâm tới việc sử dụng vốn nhƣ thế nào để có hiệu quả, tăng nhanh vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận lớn hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thì mới đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng nhƣ hiệu quả sử dụng đồng vốn.

37

1.3.2.3 Vốn vay ngân hàng góp phần điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, khuyến khích phát triển lợi thế về nguồn lực và kỹ thuật đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá- hiện đại hoá hiện nay của Đảng và Nhà nƣớc nhằm nâng cao tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ thông qua việc điều chỉnh cơ chế ngành nghề, trọng tâm đầu tƣ các ngành hàng truyền thống, ngành hàng công nghệ cao, dịch vụ... Điều này đƣợc thể hiện rõ nét qua việc tác động vào cơ cấu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm phát triển nền kinh tế đa dạng nhiều thành phần, tạo điều kiện cho phát triển bền vững nền kinh tế. Nhà nƣớc tận dụng các công cụ quản lý vĩ mô để thực hiện mục tiêu điều hành nền kinh tế theo đúng định hƣớng phát triển nêu trên nhƣ: Thắt chặt hay nới lỏng chính sách tín dụng, sử dụng công cụ lãi suất để thúc đẩy các ngành hàng thiết yếu, đƣa ra các gói tín dụng phục vụ và thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính các ngân hàng cũng có thể đƣa ra các chính sách để tạo lợi thế cho các doanh nghiệp nhƣ: chính sách lãi suất, thủ tục đơn giản... với chính sách cho vay linh hoạt, vốn vay ngân hàng khuyến khích phát triển lợi thế về nguồn lực và kỹ thuật đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

1.3.2.4 Ngân hàng góp phần tăng việc làm và thu nhập cho người lao động

Khi ngân hàng tài trợ vốn cho các doanh nghiệp mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, xã hội không chỉ có thêm việc làm mà năng suất lao động còn tăng lên. Vốn vay ngân hàng có vai trò lớn và hiệu quả trong hoạt động đầu tƣ phát triển các dự án, phát triển vùng miền, xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống xã hội. Bên cạnh việc hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, các ngân hàng cũng cũng dành một lƣợng vốn lớn để hỗ trợ các hoạt động mang tính xã hội, tạo công ăn việc làm và phúc lợi cho xã hội nhƣ chƣơng trình nhà ở xã hội, hỗ trợ cho vay ngành lúa gạo, cà phê, lƣơng thực thực phẩm... Vốn vay ngân hàng cũng góp phần quan trọng vào quá trình tái sản xuất nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, góp phần giải quyết các vấn đề bức thiết hiện nay.

38

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam-Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)