Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam-Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 30)

(i) Thứ nhất: Vốn nhỏ và quy mô nhỏ

Theo công bố báo cáo hàng năm doanh nghiệp 2012, tính đến 01-04-2012, cả nƣớc có 312.642 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 97% số doanh nghiệp trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp này có vốn đạt gần 2 triệu tỉ đồng và giải quyết công ăn việc làm cho hầu hết lao động. Tổng vốn các doanh nghiệp trong nền kinh tế đã tăng hơn 10 lần, từ 1,4 triệu tỷ đồng lên 15,3 triệu tỷ đồng năm 2011. Tổng doanh thu tăng từ 1,2 triệu tỷ đồng lên 10,7 triệu tỷ đồng. Đặc điểm nổi bật của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay là có vốn nhỏ. Nƣớc ta hiện bình quân một doanh nghiệp có vốn đạt trên 7 tỷ đồng, trong đó số doanh nghiệp có vốn dƣới 1 tỷ đồng chiếm 41,8%, doanh nghiệp có 1-5 tỷ đồng tiền vốn chiếm 37,03%, chủ yếu là vốn

24

tự có của doanh nghiệp. Tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận đƣợc nguồn vốn ngân hàng chiếm tỷ lệ không cao (Theo thống kê của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam).

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, đƣợc thành lập với cơ cấu gọn nhẹ và năng động, dễ dàng hoạt động với chi phí cố định thấp, vốn đầu tƣ ban đầu thấp, mặt bằng sản xuất nhỏ trong khi thành lập doanh nghiệp lớn thì vô cùng khó khăn do phải có số vốn ban đầu rất lớn. Với quy mô nhỏ gọn, doanh nghiệp nhỏ và vừa linh hoạt phát triển, mặt khác các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn có thể huy động đƣợc nguồn vốn từ gia đình, bạn bè, ngƣời quen,... dẫn tới một số doanh nghiệp có tính chất gia đình, do vậy khi gặp khó khăn trở ngại, doanh nghiệp và các nhân viên có thể điều chỉnh phù hợp để vƣợt qua khó khăn.

(ii) Thứ hai: Doanh nghiệp nhỏ và vừa rất nhạy bén, năng động, dễ thích ứng với sự thay đổi của thị trường.

Đây là một trong những ƣu thế nổi bật của doanh nghiệp nhỏ và vừa so với các doanh nghiệp lớn, nó thể hiện ở bộ máy quản lý gọn nhẹ, quy mô vốn nhỏ, cơ sở vật chất không quá lớn,... nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ dàng thực hiện chuyên môn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng. Mặt khác các doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng phản ứng nhanh trƣớc những biến động của thị trƣờng, có thể chuyển đổi hay thu hẹp quy mô sản xuất cho phù hợp với nhu cầu trên thị trƣờng

(iii) Thứ ba: Doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo điều kiện cạnh tranh tự do.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình doanh nghiệp có số lƣợng lớn, kinh doanh rộng rãi trong các lĩnh vực cung cấp các mặt hàng thiết yếu, mặt khác các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có sự bảo hộ từ phía Nhà nƣớc tạo nên một sự cạnh tranh công bằng và sôi động cho nền kinh tế, đây là một ƣu thế lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn tận dụng, tìm tòi cơ hội, không ngại rủi ro, tự chủ trong kinh doanh- một yếu tố mà các doanh nghiệp lớn đôi khi không có đƣợc do các đặc thù về loại hình doanh nghiệp.

25

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sử dụng nguồn nhân công, nguồn nguyên liệu sẵn có tại các địa phƣơng và với khả năng chuyên môn hóa sâu sắc, sản xuất các mặt hàng thiết yếu, tiết kiệm chi phí sản xuất, giá thành phù hợp với ngƣời tiêu dùng, góp phần ổn định đời sống xã hội.

(v) Thứ năm: doanh nghiệp nhỏ và vừa có mặt tại tất cả các lĩnh vực, từ sản xuất đến thương mại dịch vụ.

Trong số các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có nhiều doanh nghiệp tập trung khai thác các khoảng trống của thị trƣờng hay những thị trƣờng ngách. Đây là những thị trƣờng nhỏ, nhƣng lại có tính đặc thù cao, phù hợp với việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa khai thác, tận dụng đƣợc lợi thế của mình, tránh đụng độ với các doanh nghiệp lớn, dành lấy miếng bánh lớn từ thị trƣờng nhỏ, hơn là miếng bánh nhỏ từ thị trƣờng lớn. Chính vì vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần tạo lập sự phát triển cân bằng giữa các vùng trong một quốc gia, góp phần đắc lực cho sự tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nƣớc.

(vi) Hạn chế

- Hạn chế đầu tiên và lớn nhất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nằm trong chính đặc điểm của nó, đó là quy mô nhỏ, vốn ít, do đó các doanh nghiệp này thƣờng lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng mỗi khi muốn mở rộng thị trƣờng, hay tiến hành đổi mới, nâng cấp trang thiết bị, đầu tƣ công nghệ mới, đặc biệt là các công nghệ đòi hỏi vốn lớn.

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng hoạt động một cách tự phát, chạy theo nhu cầu ngắn hạn của đời sống kinh tế, thiếu một định hƣớng, tầm nhìn lâu dài. Vì lẽ đó, các doanh nghiệp này cũng hoạt động thiếu bài bản, đặc biệt về quản trị tài chính. Hiện nay, phần lớn không có hệ thống báo cáo tài chính, sổ sách minh bạch công khai và đây là rào cản lớn nhất, khó khăn nhất để các ngân hàng giải ngân nguồn vốn. Bởi với bất kỳ quyết định cho vay nào của Ngân hàng, yếu tố tiên quyết đều phải thẩm định hệ thống báo cáo tài chính, những con số về tổng tài sản, lợi nhuận, doanh thu và dòng tiền, khả năng trả nợ ngân hàng... Chính hạn chế này của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra rào cản lớn khi các doanh nghiệp này tiếp cận vay vốn tại các NHTM.

26

- Do tính chất nhỏ và vừa nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng bị động trong các quan hệ thị trƣờng, gặp nhiều khó khăn trong việc thiết lập và mở rộng mối quan hệ hợp tác với các đơn vị kinh tế bên ngoài địa phƣơng doanh nghiệp đó đang hoạt động, khó khăn trong thiết lập chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng. Đồng thời cơ chế chính sách vẫn chƣa thuận lợi, thông thoáng nhằm hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tƣ, phát triển.

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng gặp khó khăn trong đào tạo nhân công và chủ doanh nghiệp, thiếu bí quyết và trợ giúp kỹ thuật, không có kinh nghiệm trong thiết kế sản phẩm, thiếu đầu tƣ cho nghiên cứu và phát triển... nói cách khác là không đủ năng lực sản xuất để đáp ứng các yêu cầu về chất lƣợng, khó nâng cao đƣợc năng suất và hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam-Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)