Đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam-Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 89)

2.2.2.1. Kết quả đạt được:

Căn cứ vào những kết quả đạt đƣợc nêu trên, ta có thể đƣa ra một số những đánh giá tổng quát về kết quả hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam- chi nhánh Bắc Hà Nội trong giai đoạn vừa qua (2010-2013).

- Thứ nhất: Góp phần vào kết quả kinh doanh của ngân hàng. Ta có thể nhận thấy hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa có những đóng góp quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thƣơng- chi nhánh Bắc Hà Nội. Trong năm 2012, tỷ lệ dƣ nợ ngắn hạn DNNVV chiếm 20.7% so với tổng dƣ nợ, lợi nhuận ròng ƣớc đạt 23.1% so với tổng lợi nhuận chi nhánh. Đến 31/12/2013, tỷ lệ dƣ nợ ngắn hạn DNNVV chiếm 16.8% so với tổng dƣ nợ, lợi nhuận ròng ƣớc đạt 20% so với tổng lợi nhuận chi nhánh. Con số này cho thấy sự đóng góp không nhỏ của cho vay ngắn hạn DNNVV đối với quy mô và hiệu quả hoạt động của chi nhánh. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu cho vay ngắn hạn DNNVV luôn cao so với loại hình doanh nghiệp khác.

- Thứ hai: Việc phát triển cho vay DNNVV góp phần phân tán rủi ro ngân hàng. Chi nhánh Bắc Hà Nội đƣợc đánh giá là chi nhánh có tỷ lệ cho vay DNL chiếm tỷ trọng cao, tỷ lệ cho vay trung dài hạn luôn vƣợt chỉ tiêu kế hoạch Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam giao dẫn tới việc mất cân bằng trong cho vay đối với các đối tƣợng và hình thức vay vốn. Cho vay ngắn hạn DNNVV cùng với việc thúc đẩy sự phát triển cho vay loại hình này trong thời gian tới sẽ dẫn tới việc phân tán rủi ro trong hoạt động cho vay tại chi nhánh Bắc Hà Nội.

- Thứ ba: DNNVV có đặc điểm là tinh gọn, hiệu quả, đa dạng để nâng cao hiệu quả hoạt động. Chính việc tiếp cận, thẩm định, cho vay và các hoạt động sau cho vay góp phần nâng cao kinh nghiệm, năng lực cho cán bộ ngân hàng, đảm bảo cán bộ phát triển đƣợc đầy đủ, toàn diện các nghiệp vụ, nhìn nhận, đánh giá khách hàng và thị trƣờng một cách chính xác, hợp lý.

83

- Thứ tƣ: DNNVV có những đặc điểm hoạt động riêng, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt nam có thể bán chéo các sản phẩm, dịch vụ khác ngoài cho vay, góp phần tăng thu phí dịch vụ và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

- Thứ năm: Tuy dƣ nợ của cho vay ngắn hạn DNNVV tại chi nhánh Bắc Hà Nội chỉ chiếm trên dƣới 20% tổng dƣ nợ toàn chi nhánh nhƣng số lƣợng khách hàng lại tƣơng đối lớn, chủ yếu trên địa bàn quận Long Biên, địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Việc nâng cao quy mô và chất lƣợng cho vay ngắn hạn DNNVV sẽ góp phần quan trọng trong việc mở rộng thị phần, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của Vietinbank chi nhánh Bắc Hà Nội trên địa bàn hoạt động.

2.2.2.2. Hạn chế, thách thức và cơ hội:

(i) Mặt tích cực

- Tổng số huy động và dƣ nợ cho vay trong toàn Vietinbank- chi nhánh Bắc Hà Nội hầu nhƣ đều tăng qua các năm, tỉ lệ tăng trƣởng của cả hai chỉ số là 15%/năm. Chi nhánh luôn làm ăn có lãi, tỷ lệ tăng trƣởng lợi nhuận thông thƣờng đạt 15- 20%/năm, cao nhất là năm 2013, ƣớc đạt 150 tỷ đồng.

- Hoạt động dịch vụ ngân hàng nhƣ tài trợ thƣơng mại, chuyển tiền, nhận tiền kiều hối, dịch vụ ngân hàng điện tử…tăng trƣởng tốt, trung bình phí thu đƣợc hàng năm tại chi nhánh Bắc Hà Nội đạt khoảng 10 tỷ đồng/năm.

- Tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng đạt chỉ tiêu ngân hàng Công thƣơng giao hàng năm. Tuy nhiên, cơ cấu dƣ nợ vẫn nghiêng về cho vay doanh nghiệp lớn và trung dài hạn. Cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ chiếm khoảng 14-15%, chƣa đạt chỉ tiêu Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam giao, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng hiện nay của chi nhánh.

- Chất lƣợng tín dụng tốt, nhiều năm liền không có nợ quá hạn. Giai đoạn năm 2012- 2013 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, nợ quá hạn, nợ xấu có phát sinh nhƣng chiếm tỷ lệ rất nhỏ và nằm trong tầm kiểm soát của chi nhánh. Về việc thu hồi vốn và thu hồi lãi, miễn giảm lãi, phân loại nhóm nợ, thu hồi nợ xấu, khởi kiện, thi hành án chi nhánh luôn thực hiện nghiêm túc và đúng theo quy định của ngân hàng.

84

- Việc chuyên môn hóa quá trình thẩm định cho vay đã nâng cao hơn chất lƣợng công tác thẩm định, từ đó nâng cao chất lƣợng tín dụng trong thời gian tới.

- Chế độ báo cáo thống kê đƣợc thực hiện nghiêm túc, khẩn trƣơng theo quy định của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và của Pháp luật.

(ii)Hạn chế

- Hệ thống pháp luật tại Việt Nam còn nhiều bất cập. Việc quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều vƣớng mắc. Điều này dẫn đến sự khó khăn trong việc áp dụng cơ chế cho vay, quản lý cho vay DNNNV tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam nói chung và chi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng.

- Mỗi loại hình doanh nghiệp, mỗi ngành hàng tại mỗi vùng miền là khác nhau có những nhu cầu vay vốn khác nhau. Hạn chế hiện nay của chi nhánh là cho vay chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn rất đa dạng của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Yêu cầu để cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đôi khi còn cao và thiếu tính thực tiễn, dẫn tới việc phát triển quy mô dƣ nợ với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Bắc Hà Nội còn nhiều khó khăn.

- Bản thân doanh nghiệp nhỏ và vừa còn có những khó khăn căn bản cần khắc phục nhƣ: sự minh bạch hóa về tài chính còn kém, dẫn tới khó khăn trong việc thẩm định hệ thống báo cáo tài chính, những con số về tổng tài sản, lợi nhuận, doanh thu và dòng tiền; năng lực sản xuất để đáp ứng các yêu cầu về chất lƣợng, năng suất và hiệu quả kinh doanh không cao… Do vậy, trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay, áp dụng đúng quy định, quy trình cho vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, các DNNVV thƣờng khó đạt hoàn toàn các yêu cầu về vay vốn, hoặc chỉ đƣợc xét duyệt cho vay chƣa đủ với nhu cầu vay vốn thực tế.

- Hạn chế từ việc huy động vốn: tại nhiều thời điểm ngƣời dân không mặn mà trong việc gửi tiền vào ngân hàng do tốc độ trƣợt giá lớn hơn tốc độ tăng thu nhập, từ đó dẫn tới những cạnh tranh không lành mạnh về giá khi các NHTM huy động vốn tại những thời điểm khan hiếm vốn.

85

- Quy trình tín dụng còn nhiều vấn đề chƣa hợp lý gây lãng phí, mất thời gian không cần thiết, thẩm định còn nhiều trở ngại ở khâu thu thập thông tin, ngân hàng thƣờng xuyên ở trạng thái thụ động thiếu thông tin về doanh nghiệp. Đây cũng là trở ngại chung của nhiều NHTM tại thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam tiếp tục tiến hành thay đổi đồng bộ các quy trình cho vay, hƣớng tới sự tăng trƣởng tín dụng nhanh và bền vững, sẽ góp phần rút ngắn khoảng thời gian tiếp cận đồng vốn đối với các DNNVV.

- Chƣa hoàn thiện khoán tài chính đến từng ngƣời lao động, Ngân hàng TMCP Công thƣơng chƣa hoàn thiện hoàn toàn cơ chế hƣởng theo năng suất và hiệu quả lao động, tạo ra tƣ tƣởng ỷ lại của một số bộ phận, đơn vị.

- Hoạt động giao tiếp, marketing còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, đặc biệt đối với các DNNVV.

- Đội ngũ cán bộ tín dụng còn trẻ, chƣa thực sự có nhiều kinh nghiệm trong thẩm định, cho vay, kiểm soát sau cho vay và thu hồi nợ đối với các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

(iii) Cơ hội

- Quá trình tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam năm 2008 tạo ra nhiều cơ hội nhƣng cũng đem lại nhiều thách thức cho ngân hàng trong thời đại mới. Hoạt động tái cơ cấu giúp cho ngân hàng có một diện mạo mới, một nguồn lực và động lực mới phát triển, đƣợc hỗ trợ trên mọi phƣơng diện để có thể hoạt động tốt hơn.

- Quá trình thay đổi mạnh mẽ trong công cuộc phát triển Ngân hàng theo hƣớng hiện đại, quy trình hoạt động theo chuẩn quốc tế bắt đầu từ năm 2012 tạo ra nhiều cơ hội lớn cho Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam. Chính quá trình thay đổi và phát triển vừa qua đã đƣa Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam lên một tầm cao mới.

- Cơ hội mở rộng thị trƣờng sau khi Việt Nam gia nhập WTO nên việc tiếp cận phƣơng pháp quản trị điều hành tiên tiến, mở rộng mạng lƣới, mô hình tổ chức, công nghệ, từ các ngân hàng nƣớc ngoài rất cao.

86

(iv) Thách thức

- Chính sách tiền tệ thắt chặt: Lãi suất giảm, tốc độ tăng trƣởng bị hạn chế, cầu tín dụng giảm. Dƣ nợ cả năm 2013 ƣớc chỉ tăng 12 – 13%, thấp hơn so với trần cho phép. Do nhu cầu vay vốn của bản thân doanh nghiệp do quy mô hoạt động doanh nghiệp chỉ là tiếp tục duy trì, thậm chí rút giảm do sức mua trong nƣớc giảm mạnh, lãi suất cao, lƣợng tiền trong nền kinh tế cũng suy giảm theo. Bên cạnh đó, lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng cao cũng khuyến khích các NHTM cho vay các NHTM, TCTD khác, thay vì cho vay nền kinh tế.

- Nợ xấu là bài toán chƣa có lời giải: Nợ xấu năm 2013 ƣớc đạt 3,6-3,8% trên tổng dƣ nợ, là bài toán chƣa có lời giải trong thời điểm hiện nay. Thị trƣờng bất động sản đóng băng kéo theo giá trị tài sản thế chấp suy giảm, tính thanh khoản kém, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tiến độ và kết quả xử lý nợ xấu tại các NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam nói riêng.

- Áp lực phải nâng cao năng lực tài chính: Năng lực tài chính thể hiện trên các phƣơng diện chủ yếu nhƣ Nguồn vốn tự có, vốn điều lệ, hệ số an toàn vốn CADR, cũng nhƣ tỉ lệ sinh lời ROA và ROE. Năng lực tài chính của NHTM không những thể hiện sức mạnh tài chính hiện tại của NHTM mà còn thể hiện sức mạnh tài chính tiềm năng, triển vọng và xu hƣớng phát triển trong tƣơng lai của NHTM. Trƣớc áp lực hội nhập, phát triển và cạnh tranh, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Việc nâng cao năng lực tài chính là vấn đề sống còn trong thời điểm hiện nay.

- Cạnh tranh với các ngân hàng nƣớc ngoài: Với những kinh nghiệm quản trị, công nghệ tiên tiến và nguồn vốn đƣợc hỗ trợ từ tập đoàn mẹ, các ngân hàng nƣớc ngoài sẽ đặt hệ thống NHTM vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá cả, chất lƣợng dịch vụ và chia sẻ thị phần.

87

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG

THƢƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam-Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)