Khó khăn, thách thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam-Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 34)

Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới. Đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới đã giành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nƣớc ta rất nhiều những cơ hội lớn, hƣớng tới hội nhập và phát triển toàn diện sánh vai cùng với các quốc gia trên thế giới. Đồng thời với những cơ hội đó, các doanh nghiệp ở nƣớc ta cũng gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn

28

trong giai đoạn 2008-2013, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng khó khăn hơn.

Tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính, suy thoái kinh tế thế giới cùng với những yếu kém vốn có của nền kinh tế, Việt Nam chịu ảnh hƣởng lớn trong phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng bị ảnh hƣởng nặng nề. Báo cáo của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết năm 2002 Việt Nam có 63.000 doanh nghiệp, từ khi có Luật doanh nghiệp đến nay tăng lên 694.000 doanh nghiệp, tính đến ngày 31/12/2012 chỉ còn 312.600 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong số đó có khoảng 68% là chƣa có bƣớc phát triển mạnh mẽ, thậm chí có xu hƣớng giảm cả về quy mô và chất lƣợng hoạt động, nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay. Cụ thể là: 44,7% doanh nghiệp giữ nguyên quy mô nhỏ trong 10 năm qua; 18,2% quay trở lại quy mô siêu nhỏ (thụt lùi) chỉ có 8,74% doanh nhiệp có quy mô nhỏ phát triển thành doanh nghiệp có quy mô vừa, và chỉ có 6,55% thành quy mô lớn; 38,7% doanh nghiệp vừa đã chuyển thành doanh nghiệp nhỏ, thậm chí 5,12% thành doanh nghiệp siêu nhỏ; từ năm 2002 đến 2011 chỉ có 27% doanh nghiệp vừa lớn lên thành doanh nghiệp quy mô lớn; trong số khoảng 100.000 doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động tỷ lệ rơi vào doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khá nhiều... Đánh giá thực trạng đó đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhiều nguyên nhân từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, song số liệu về doanh nghiệp giải thể, phá sản đã phản ánh mức độ khó khăn, thách thức trong điều kiện hiện nay. Một dẫn chứng tiêu biểu, hoạt động của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh- một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nƣớc. Theo báo cáo của Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc quý I năm 2013, số lƣợng các doanh nghiệp phá sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tăng đột biến, lên tới 4.982 doanh nghiệp, chiếm gần 40% tổng số doanh nghiệp phá sản trên cả nƣớc. Trong số đó, các doanh nghiệp cổ phần và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nộp đơn phá sản chiếm nhiều nhất. Riêng doanh nghiệp tƣ nhân có số lƣợng giải thể cao hơn hẳn số doanh nghiệp mới thành lập và tái hoạt động trong kỳ. Báo cáo của Bộ Kế

29

hoạch và Đầu tƣ cho thấy, trong quý I/2013, cả nƣớc có tới trên 15.200 doanh nghiệp giải thể, tăng 2.200 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trƣớc. Có thể khái quát một số khó khăn lớn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay nhƣ sau:

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận với vốn vay để phát triển sản xuất kinh doanh. Có thể đƣa ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới khó khăn này của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng có mô hình tinh gọn, mang tính chất gia đình, nên thiếu khoa học, tính minh bạch còn yếu. Nhiều doanh nghiệp không chứng minh đƣợc hoạt động dòng tiền, không quản lý tốt dòng tiền, rất khó thuyết phục ngân hàng hỗ trợ vốn vay. Việc chứng minh năng lực hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vì thế cũng chƣa vƣợt qua đƣợc vòng thẩm định cho vay của các ngân hàng thƣơng mại, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay. Ngoài ra, tài sản thế chấp cũng là vấn đề quan trọng hàng đầu khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại các NHTM. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng cũng không có nhiều tài sản nhƣ bất động sản, động sản và thƣờng đƣợc ngân hàng định giá không cao so với giá thị trƣờng, nên doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn hoặc nếu có đƣợc vay thì tiền vay cũng không đƣợc nhiều, không đủ để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Ngoài các vấn đề nêu trên, lãi suất cũng là một bài toán khó của doanh nghiệp. Lãi suất còn ở mức cao thì các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt và dự án khả thi chƣa muốn tiếp cận ngân hàng, bởi sức mua của thị trƣờng giảm mạnh; các doanh nghiệp có tình hình tài chính khó khăn thì càng đối mặt với nhiều khó khăn hơn. TS. Cao Sĩ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã đánh giá: doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn điều lệ dƣới 1 tỉ đồng, chiếm 42%; từ 1 đến 5 tỉ đồng chiếm 37%; từ 5 đến 10 tỉ đồng chiếm 8%; còn lại hơn 10 tỉ đồng. Số vốn tự có nhỏ bé nhƣ thế nên 90% số doanh nghiệp phải tự huy động, vay vốn các nguồn để sản xuất kinh doanh, riêng vay ngân hàng chiếm khoảng 70%. Theo ông Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thƣ ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, đến nay vẫn có thể khẳng định khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp

30

nhỏ và vừa vẫn là tiếp cận nguồn vốn vay từ các Ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tài chính khi chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp là vay đƣợc vốn. Ngoài ra, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cho rằng, thủ tục vay vốn năm qua “quá phức tạp và quá sức đối với doanh nghiệp ngay cả khi Chính phủ có chính sách ƣu đãi”. Bà Nguyễn Bích Ngọc - Viện Chiến lƣợc và Chính sách tài chính dẫn chứng thêm, có tới 48% doanh nghiệp nhỏ và vừa bị Ngân hàng thƣơng mại từ chối cho vay vốn mà không rõ lý do. Hơn nữa, tại thị trƣờng vốn Việt Nam hiện nay, mô hình phát hành trái phiếu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chƣa phù hợp. Trong khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, với số vốn kinh doanh hạn chế lại có nhiều yếu tố khác tác động đến nên nếu doanh nghiệp nhỏ và vừa không tiếp cận đƣợc nguồn vốn thì hệ quả tất yếu là dẫn đến phá sản, giải thể hoặc tạm ngừng kinh doanh.

- Tình trạng chiếm dụng vốn kinh doanh giữa các doanh nghiệp đang là hiện tƣợng diễn ra phổ biến. Áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, đầu tƣ vào lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu tập trung đầu tƣ vào các công trình trọng điểm, hoặc ƣu tiên vào công trình chuyển tiếp, song vốn thanh toán của chủ đầu tƣ thƣờng rất chậm, đặc biệt là nguồn vốn đối ứng ở địa phƣơng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn ít lại không đƣợc chủ đầu tƣ thanh toán kịp thời, vốn vay không tiếp cận đƣợc mà các khoản chi phí khác vẫn phải chi trả (nhân công, vật liệu, xăng dầu, …) nên dẫn đến phải tiếp cận với “tín dụng đen”. Bên cạnh đó, các khoản nợ của chủ đầu tƣ, nợ của khách hàng hầu nhƣ không đƣợc tính lãi chậm trả, thậm chí còn bị cắt giảm khi thanh, quyết toán thì các khoản lãi suất ngân hàng, tiền phạt chậm nộp thuế (0,05% ngày) đã tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.

- Vốn kinh doanh, trình độ tay nghề công nhân và năng lực quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều hạn chế, nên việc đầu tƣ mới về máy móc thiết bị, nâng cao năng lực cạnh tranh là vô cùng khó khăn. Sức mua hiện nay của thị trƣờng giảm sút dẫn đến hàng hóa tồn kho lớn, vốn kinh doanh đang khó khăn lại bị ứ đọng không luân chuyển đƣợc càng làm gia tăng khó khăn cho các

31

doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thực trạng này đang đặt ra những thách thức lớn đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.

- Phát triển cho vay ngắn hạn DNNVV chịu nhiều ảnh hƣởng từ các chính sách vĩ mô của Chính phủ:

(1)Chính sách tài khóa bao gồm các chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ. Đây là những chính sách quan trọng nhất vì nó không chỉ tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế mà còn có ý nghĩa dẫn dắt, định hƣớng thị trƣờng. Chính sách tài khóa thƣờng rất linh hoạt để điều chỉnh kịp thời các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Các chính sách tài khoá ảnh hƣởng đến thị trƣờng, gián tiếp ảnh hƣởng tới các DNNVV tham gia thị trƣờng.

(2)Nhóm các chính sách tiền tệ đƣợc ngân hàng trung ƣơng sử dụng để điều tiết thị trƣờng tài chính, mà trọng tâm là thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát ổn định giá cả. Thông thƣờng chính sách tiền tệ có ảnh hƣởng mạnh nhất đến điều chỉnh tổng cầu của nền kinh tế thông qua các công cụ nhƣ: lãi suất, hối đoái,dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, điều chỉnh cung tiền, các nghiệp vụ của thị trƣờng mở… Đối với cho vay ngắn hạn DNNVV, chính sách về lãi suất là chính sách có ảnh hƣởng trực tiếp.

Thị trƣờng tài chính thƣờng phân biệt 3 loại lãi suất: (i) lãi suất chính sách, là lãi suất mà các Ngân hàng Trung ƣơng có thể kiểm soát đƣợc trực tiếp, ví dụ nhƣ Fed fund rate ở Mỹ hay lãi suất cơ bản ở Việt Nam; (ii) lãi suất liên ngân hàng, là lãi suất các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) cho vay lẫn nhau, ví dụ LIBOR, TIBOR, VIBOR, (iii) lãi suất thƣơng mại, là lãi suất các NHTM vay hoặc cho vay các đối tƣợng không phải là ngân hàng trong nền kinh tế, ví dụ lãi suất huy động, lãi suất cho vay. Về cơ bản 3 loại lãi suất này có liên hệ mật thiết với nhau và tuân thủ theo nguyên tắc: (i) < (ii) < (iii). Trong đó, lãi suất cho vay lại phải tuân thủ theo bất phƣơng trình: L1 < L2 < L3 < L4 (với L1 là mức lạm phát, L2 là lãi suất huy động, L3 là lãi suất cho vay, L4 là tỷ suất lợi nhuận bình quân xã hội trong cùng kỳ hạn lãi suất. Trong một vài thời điểm, mối quan hệ trên có thể bị phá vỡ tạm thời, nhƣng

32

nếu nó bị phá vỡ trong 1 thời gian dài thì đó là dấu hiệu không tốt cho hệ thống ngân hàng và chắc chắn dòng vốn đang không đƣợc lƣu thông một cách tự do và hiệu quả. Trong quan hệ tín dụng giữa DNNVV với Ngân hàng, lãi suất cho vay phản ánh giá cả của đồng vốn mà các DNNVV phải trả cho các NHTM. Đối với các DNNVV, lãi suất cho vay hình thành nên chi phí vốn và là chi phí đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trƣờng cũng đều ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến lợi nhuận của DNNVV và qua đó điều chỉnh các hành vi của họ các hoạt động kinh tế. Khi lãi suất cho vay của NHTM tăng sẽ đẩy chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm tăng lên, làm suy giảm lợi nhuận cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của DNNVV, gây ra tình trạng thua lỗ, phá sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Xu hƣớng tăng lãi suất Ngân hàng sẽ luôn đi liền với xu hƣớng cắt giảm, thu hẹp quy mô và phạm vi của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Ngƣợc lại, khi lãi suất Ngân hàng giảm sẽ tạo điều kiện cho DNNVV giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Lãi suất cho vay thấp luôn là động lực khuyến khích các DNNVV mở rộng đầu tƣ, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó kích thích tăng trƣởng trong toàn bộ nền kinh tế. Ở nƣớc ta, do điều kiện thị trƣờng tài chính chƣa phát triển, các kênh huy động vốn đối với DNNVV còn rất hạn chế nên nguồn vốn từ các Ngân hàng luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng, do đó, lãi suất cho vay của các NHTM luôn có tác động rất lớn đến hoạt động của các DNNVV. Trong năm 2008, dƣới sức ép của tình trạng lạm phát tăng cao và tác động từ các giải pháp chống lạm phát của Chính phủ, mặt bằng lãi suất cho vay của các NHTM trên thị trƣờng đã có những biến động bất thƣờng và gây ra nhiều xáo trộn trong nền kinh tế, trong đó khu vực DNNVV là nơi chịu nhiều ảnh hƣởng nhất. Lãi suất cho vay ngắn hạn đƣợc đẩy lên đúng bằng lãi suất tối đa, 21%/năm. Những tác động tiêu cực của lãi suất đến các DNNVV giai đoạn vừa qua nhƣ: Do lãi suất cho vay tăng cao, hiệu quả SXKD của hầu hết các DNNVV đã bị giảm sút, nhiều DNNVV bị thua lỗ, khả năng trả nợ bị suy giảm; Lãi suất vay cao, cùng với nguồn cung tín dụng bị hạn chế đã dẫn đến

33

tình trạng hầu hết các DNNVV buộc phải cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh, cắt giảm việc đầu tƣ, thu hẹp quy mô và phạm vi hoạt động. Bƣớc sang năm 2009, bằng nhiều giải pháp của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, mặt bằng lãi suất đã liên tục đƣợc điều chỉnh giảm, nguồn cung tín dụng đƣợc nới lỏng, cùng với chính sách kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cho các DNNVV, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV trong nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi trở lại, nhu cầu vay vốn của DNNVV cũng nhƣ số tiền giải ngân cho nền kinh tế của các NHTM đã tăng trở lại. Điều đó cho thấy các tác động tích cực của lãi suất trong bối cảnh cả nƣớc đang tập trung thực hiện các giải pháp kích cầu, chống suy giảm kinh tế, đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn ra lan rộng.

(3)Chính sách chi tiêu nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng và điều tiết khối cầu của nền kinh tế. Chính sách này đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong trƣờng hợp nền kinh tế ở trong tình trạng lạm phát hoặc giảm phát. Chính sách chi tiêu sẽ có tác động gián tiếp đến nhu cầu thị trƣờng, từ đó tác động đến hoạt động vay vốn ngắn hạn của DNNVV.

(4)Chính sách ngoại thương nhằm điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu, bảo đảm mục tiêu tăng xuất khẩu ròng; đồng thời cũng điều tiết tổng cung và tổng cầu nội địa của nền kinh tế.

Bốn nhóm công cụ chính sách nêu trên tùy theo tính chất của một nền kinh tế và trong mỗi giai đoạn nhất định đƣợc điều chỉnh nhằm bảo đảm phục vụ có hiệu quả cho các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Và tất cả các sự điều chỉnh của chính sách này đều có ảnh hƣởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV, từ đó ảnh hƣởng tới hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV tại các NHTM.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam-Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)