Thị trờng giầy dép các nớc EU

Một phần của tài liệu phương hướng và một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở công ty giầy thượng đình (Trang 28)

I. Khái quát chung về tình hình xuất khẩu giầy dép của việt nam trong giai đoạn 1996-

2. Đặc điểm một số thị trờng giầy dép thế giới và tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trờng đó

2.1. Thị trờng giầy dép các nớc EU

2.1.1. Tình hình sản xuất

EU là một trong những thị trờng giầy dép lớn nhất thế giới. Sau một thời kỳ tăng trởng liên tục cả về sản xuất lẫn tiêu thụ trong những năm 1980, sản xuất của khu vực này đã suy thoái khi bớc vào thập kỷ 90, mặc dù gần đây có sự phục hồi trở lại.

Ngành công nghiệp giầy dép của EU có truyền thống và lịch sử phát triển từ rất lâu đời với quy mô lớn và hiện đại. Hàng năm ngành sản xuất ra trên dới 1 tỷ đôi giầy, chiếm 10% so với toàn thế giới, đóng góp quan trọng vào sự ổn định và tăng trởng kinh tế khu vực. Năm 1998, giá trị sản lợng chung của ngành công nghiệp giầy dép EU đạt trên 20 tỷ EURO.

Đặc điểm quan trọng trong ngành công nghiệp giầy dép của EU là sản xuất tập trung vào những sản phẩm có chất lợng cao và tiên tiến về thời trang. Tuy nhiên, do chi phí nhân công của các nớc trong khu vực này rất cao dẫn đến giá thành sản phẩm ở khu vực này rất cao. Điều đó đặt ngành công nghiệp giầy dép của EU vào những thách thức lớn trớc sự cạnh tranh từ phía các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt từ Châu á - nơi có nguồn nhân công rẻ hơn rất nhiều. Để duy trì sản xuất, trong những năm gần đây ngành công nghiệp giầy

dép EU có xu hớng chuyển dịch sản xuất sang các nớc có lợi thế về giá nhân công rẻ trong khối nh Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha; ngoài khối nh Trung Quốc, Đông Nam á.

2.1.2. Tình hình tiêu thụ

EU là thị trờng rộng lớn với số dân gần 400 triệu ngời với mức sống cao vào loại nhất thế giới và nhu cầu tiêu dùng giầy dép lớn, bình quân từ 6-7 đôi/ ngời/ năm, đây là thị trờng tiêu thụ giầy dép đầy tiềm năng của thế giới. Năm 1995, EU tiêu thụ 1.545,170 triệu đôi giầy, năm 1996 mặc dù tiêu thụ có giảm đôi chút so với năm trớc nhng cũng đạt 1.517,434 triệu đôi.

Theo báo cáo của Bộ Thơng Mại, gần 50% giầy dép tiêu thụ trên thị tr- ờng EU có nguồn gốc từ thị trờng ngoài khối, chủ yếu đợc sản xuất theo đơn đặt hàng, do EU là thị trờng khó tính và cũng đòi hỏi rất cao về chất lợng cũng nh các yếu tố về kiểu dáng và màu sắc. Nhu cầu tiêu dùng về giầy dép tăng lên hàng năm tơng ứng với thu nhập, nhu cầu giầy dép nữ thiên về mốt thời trang, còn nhu cầu giầy dép cho lứa tuổi thanh thiếu niên và trung niên thì nghiêng về các loại giầy dùng trong du lịch, luyện tập thể thao. Nhng mỗi ng- ời tiêu dùng khác nhau thì có nhu cầu tiêu thụ và thị hiếu khác nhau. Do đó, nghiên cứu các xu hớng thị trờng riêng biệt cũng nh cách phân đoạn thị trờng là một trong những nhân tố quyết định thành công khi thâm nhập vào thị trờng EU. Trong tơng lai, EU vẫn sẽ là thị trờng tiêu thụ giầy dép đầy tiềm năng cả về quy mô, dung lợng thị trờng cũng nh tính phong phú và đa dạng về chủng loại và mẫu mã.

2.1.3. Tình hình nhập khẩu

Không chỉ là thị trờng xuất khẩu giầy dép lớn mà EU còn là thị trờng nhập khẩu chính mặt hàng này trên thế giới. Số lợng giầy lu chuyển trên thị tr- ờng rất nhanh, nhất là số lợng nhập khẩu, đặc biệt là từ cuối những năm của thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90.

Hàng năm EU nhập khẩu khoảng 700-800 triệu đôi giầy dép từ các nớc ngoài khối, chủ yếu từ Châu á. Kim ngạch xuất nhập khẩu giầy dép ngoài EU đợc thể hiện trong bảng 2 sau:

Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu giầy dép ngoài EU (1995- 1998)

Năm

Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998

Xuất khẩu ngoài EU 4.880 5.130 5.400 5.640

Nhập khẩu ngoài EU 5.157 5.940 5.940 6.271

Nguồn: Niên giám thống kê của EUROSTAT

Hiện nay, giầy dép của Việt Nam chiếm khoảng 18% tổng lợng giầy dép nhập khẩu của Liên minh Châu Âu, do giá rẻ và mẫu mã; chất lợng chấp nhận đợc, với loại giầy chủ yếu là giầy thể thao.

Khi thâm nhập vào thị trờng EU, các doanh nghiệp cần lu ý đến hệ thống thuế quan và một số quy ớc chung lu hành trên thị trờng này là:

• Hàng giầy dép nhập khẩu vào EU đợc hởng chế độ u đãi thuế quan phổ cập (GSP) xuất xứ từ các nớc đang phát triển. Tuy vậy, EU cũng có thể thu hồi GSP nếu xảy ra tình trạng gian lận thơng mại. Điều quan trọng nhất để đợc hởng hệ thống u đãi thuế quan phổ cập GSP vào thị trờng này là 60% giá trị sản phẩm có nguồn gốc từ nguyên liệu trong nớc.

• EU quy định chia sản phẩm đợc hởng GSP thành 4 nhóm theo mức độ nhạy cảm. Giầy dép thuộc nhóm nhạy cảm chịu thuế GSP bằng 70% mức thuế phổ thông.

• Biểu thuế quan đợc áp dụng chung đối với hàng hoá nhập khẩu vào EU. Khi hàng hoá đã đợc nhập khẩu vào một nớc trong khối và đã nộp thuế hải quan, nếu hàng hoá đó tiếp tục lu thông trong phạm vi các nớc EU thì không phải nộp thêm thuế.

• Hàng hoá nhập vào EU đợc phân loại theo hệ thống danh mục tổng hợp (CN), danh mục này đợc xây dựng trên hệ thống điều hoà Harmonised System (HS). Đây là tài liệu đợc hải quan hầu hết các nớc trên thế giới áp dụng.

Hiện nay, EU là thị trờng xuất khẩu giầy dép lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 70%- 80% tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam. Trong giai đoạn 1993- 1995, thị trờng EU luôn chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam. Năm 1998 giảm xuống còn 71% do sự cạnh tranh của các nớc lân cận làm cho đơn đặt hàng giảm xuống và phải chịu sức ép của việc giảm giá sản phẩm (khoảng 5- 10% so với trớc). Nhng tỷ lệ này đ- ợc khôi phục vào năm 1999, đạt 73% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay, do có sự gian lận trong thơng mại: nhiều bộ chứng từ có tiêu chuẩn xuất xứ C/ O Form A Việt Nam nhng hàng hoá lại có nguồn gốc từ Trung Quốc, nên EU đã

đề nghị Việt Nam kiểm tra kép với nhóm hàng này làm cho tốc độ xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU sẽ bị chậm lại trong năm nay và các năm tới.

Điều đáng chú ý là, các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập vào thị trờng EU cần quan tâm đến các quy định về hạn ngạch cũng nh chế độ thuế quan vào thị trờng này.

Mặc dù vậy, EU vẫn là thị trờng tiêu thụ giầy dép lớn của Việt Nam cả trong hiện tại lẫn trong tơng lai. Vì vậy, ngành công nghiệp Da – Giầy Việt Nam cần phải duy trì và củng cố thị trờng này.

Một phần của tài liệu phương hướng và một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở công ty giầy thượng đình (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w