C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm:
7.3.4. Bón phân cho mía gốc
Khi mầm gốc đã mọc đều, kiểm tra ruộng mía để dặm lại cho đều.
Những công việc chăm sóc tiếp theo như: Làm cỏ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, phải được tiến hành đầy đủ như đối với những ruộng mía trồng mới. Riêng về phân bón, thường vụ gốc lượng đạm cần tăng từ 15 – 20% so với vụ tơ.
Sau khi thu hoạch, một lượng lớn dưỡng chất trong đất bị lấy đi, cần bón cho đất những chất khoáng cần thiết để bù lại phần dưỡng chất đã mất. Hàng năm cần bón bổ sung những chất cải tạo đất, như bã vôi nhà máy, vôi nông nghiệp, dolomite… ( 1–2 tấn/ha ) để cung cấp Ca, Mg và giãm độ chua của đất, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng phân bón.
Phương pháp bón phân
Bón phân bằng lao động thủ công hoặc bằng máy rải phân. Bón phân cho mía gốc lần thứ nhất
Thời gian thực hiện việc bón phân được xác định tùy thuộc vào độ ẩm của đất. Trên những vùng đất ẩm :
Thực hiện việc cày ra,bón phân, cày vô ngay sau khi đốn chặt. Với mức phân bón
Urê 200 kg/ha Kali 100 kg/ha
Lân Văn Điển 500 kg/ha Trên những vùng đất khô:
Thực hiện việc bón phân cho mía gốc ngay khi đất có đủ độ ẩm cần thiết, từ nước mưa hay nước tưới.
Bón phân cho mía gốc lần thứ hai
30 ngày sau lần bón đầu, người ta thực hiện bón phân lần thứ hai . Mức phân bón: 150 kg Urê + 100kg Kali hoặc 250 kg USPK3
7.3.5 Cày vô
Sau khi bón phân theo quy trình rồi cày hoặc cuốc lấp lại cho kín gốc. Vô chân: kết hợp với các lần bón phân làm cỏ.
+ Lần 1: vun nhẹ vào gốc khi mía 7 – 8 lá (30 – 5 ngày) hoặc xới xáo để phá váng làm cho đất tơi xốp để giữ ẩm, mía ra rễ tốt.
+ Lần 2: vun khi mía đẻ nhảy chồi rộ (60 – 70 ngày), bóc lá vun cao 10cm khống chế chồi muộn.
+ Lần 3: vun khi mía 3 – 4 lóng (100 – 120 ngày) lên vồng cao 20 – 25cm kết hợp thúc phân lân 2.