Các đặt trưng thường gặp đối với mía gốc và hướng khắc phục

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng mía nghề trồng mía đường (Trang 79 - 80)

C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm:

7.2.4. Các đặt trưng thường gặp đối với mía gốc và hướng khắc phục

a. Hiện tượng trồi gốc (gốc cao dần)

Cứ sau một vụ tái sinh, bộ gốc mía bị cao dần lên một ít so với vị trí đặt hom ban đầu (Hình 7.1). Mức độ trồi gốc phụ thuộc vào cách xử lý và số năm lưu gốc.

- Độ dài (độ cao) của đoạn để lại càng cao thì tốc độ trồi gốc càng nhanh, ngược lại, đoạn gốc để lại càng ngắn thì mức độ trồi gốc càng chậm, càng ít.

- Số năm để gốc càng dài thì mức độ trồi gốc càng cao.

- Gốc trồi càng cao thì số đai rễ nằm lại dưới mặt đất càng ít nên bộ rễ phát triển càng kém và mía dễ bị đổ ngã khi có gió to, ảnh hưởng xấu đến năng suất và chất lượng mía nguyên liệu. Khắc phục bằng cách vun đất cho mía.

Hình 7.1: Vun đất

b. Hiện tượng mía bị ít cây và phân bố không đều

Thường từ vụ gốc thứ 2 về sau, nếu xử lý kỹ thuật không tốt, không chính xác, thì các ruộng mía gốc thường xuất hiện tình trạng không đều, chỗ dày chỗ thưa, mật độ cây hữu hiệu thấp (Hình 7.2). Đây là nguyên nhân làm cho năng suất mía gốc giảm dần, nhất là từ vụ thứ 3 về sau. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do:

+ Sâu bọ hại gốc

+ Do thu hoạch vào lúc thời tiết bất thuận + Xử lý gốc không đúng kỹ thuật

Hình 7.2: Hiện tượng mía bị ít cây và phân bố không đều

c. Hiện tượng ngắn cây, sớm đình chỉ sinh trưởng

Mía gốc thường có hiện tượng lão hóa so với mía tơ. Kỹ thuật xử lý gốc càng kém thì hiện tượng lão hóa càng nhanh càng mạnh.

Hiện tượng lão hóa thường biểu hiện ở chỗ tốc độ sinh trưởng kém, dóng ngắn và bé dần, lá ngắn và bé hơn lá tơ, số lá xanh tồn tại ít. Mía sớm bước vào thời kỳ tích lũy đường và đình chỉ thời kỳ sinh trưởng làm cho mía ngắn cây, trọng lượng cây giảm, năng suất thấp.

Tình trạng lão hóa phụ thuộc vào các nhân tố sau đây:

+ Đất bị nén chặt, không được xốp thoáng như đất trồng mía tơ, chế độ nước và chế độ không khí không điều hòa tốt.

+ Độ phì nhiêu của đất bị giảm dần.

+ Bộ rễ cũ tồn tại quá nhiều, cản trở sự phát triển của bộ rễ mới.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng mía nghề trồng mía đường (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)