Ghi nhớ: Đặc điểm của mía lưu gốc và các bước xử lý mía lưu gốc

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng mía nghề trồng mía đường (Trang 85 - 88)

Bài 08. TRỒNG DẶM Giới thiệu:

Từ giai đoạn đầu, từ nẩy mầm đến cây con, các hom giống không mọc mầm hoặc phát triển không đồng đều. Để đảm bảo mật độ trong ruộng mía, chúng ta cần phải trồng dặm những chỗ quá thưa. Do mía được trồng dặm sau đó, nên cần chú ý các biện pháp chăm sóc đúng kỹ thuật để phát triển kịp thời với những cây trước đó. Bài học “Trồng dặm” giúp người học biết được giai đoạn tiến hành trồng dặm, cách trồng dặm và chăm sóc mía sau khi dặm.

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: - Xác định được diện tích ruộng mía cần dặm

- Chuẩn bị đủ hom để dặm

- Dặm mía đúng yêu cầu kỹ thuật

A. Nội dung:

8.1. Xác định diện tích cần dặm

Khi mía có từ 3 - 5 lá thật, kiểm tra thấy chỗ nào quá thưa thì tiến hành trồng dặm.

8.2. Chuẩn bị hom để dặm

Số lượng hom mía giống cần để trồng cho 1ha tùy thuộc vào mật độ trồng, chất lượng hom giống và khoảng cách hàng mía.

Về mật độ trồng: Người ta có thể trồng 1 hàng hom nối đuôi nhau, 2 hàng hom từng đôi một, 2 hàng hom đặt theo kiểu nanh sấu. Cũng có nơi người ta đặt xiên theo kiểu xương cá. Nếu chất lượng hom giống tốt chỉ cần trồng một hàng hom nối đuôi nhau hoặc 2 hàng hom đặt theo kiểu nanh sấu là được.

Dưới đây là số lượng hom giống trồng cho 1ha (hom đặt 2 hàng theo kiểu nanh sấu) tương ứng với các khoảng cách trồng:

+ Khoảng cách hàng mía trên 1,4m cần 28 – 30 ngàn hom + Khoảng cách hàng mía 1,3 – 1,4m cần 30 – 32 ngàn hom + Khoảng cách hàng mía 1,0 – 1,2m cần 34 – 36 ngàn hom + Khoảng cách hàng mía dưới 1,0m cần 38 – 40 ngàn hom

8.3. Dặm mía

8.3.1. Xác định mật độ, khoảng cách dặm

Sau khi trồng 1 – 1,5 tháng tuổi nếu phát hiện trên hàng có chết hom (dài hơn 50cm) tiến hành trồng giặm để đảm bảo mật độ.

8.3.2. Tiến hành dặm

Sau khi trồng 25 – 30 ngày nếu trên hàng có khoảng trống 50 cm trở lên thì bứng nơi trồng dày hoặc hom giâm sẵn dự phòng trồng dặm lại ngay.

Khi mầm gốc đã mọc 4 tuần, lúc này cây con cao khoảng 10 – 15 cm và có 1 – 2 lá thật thì tiến hành trồng dặm những chỗ mất quãng để đảm bảo độ đồng đều và mật độ cây cần thiết lúc thu hoạch đạt 70.000 – 82.000 cây/ha. Ngay khi thu hoạch cần giâm sẵn một số hom cùng giống mía với ruộng mía gốc để trồng hoặc chọn những nơi có những bụi mía dầy, bụi lớn, nhiều cây để bứng dặm vào khoảng trống, nên cắt bớt lá để giảm sự mất nước. Những chỗ trồng dặm cũng phải bón phân lót đầy đủ và sau khi trồng dặm cần đạp nén đất quanh gốc thật kỹ.

8.4. Chăm sóc sau dặm

Cần làm sạch cỏ ở giai đoạn cây con để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với mía.

- Vô chân mía: Kết hợp với 2 lần bón phân để vô chân cho mía. - Tưới nước: Mía là cây cần nước nhưng rất sợ bị ngập úng kéo dài. + Nếu đặt vào mùa khô cần phải giữ ẩm ở giai đoạn cây con.

+ Trồng đầu mùa mưa cần đào rãnh thoát nước để tránh thối hom. - Không cần đánh lá.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1: Cho biết thời điểm cần tiến hành trồng dặm

Bài tập 2: Xác định lượng hom giống cần trồng dặm trên đơn vị diện tích 10m2

Bài tập 3: Thực hành cách trồng dặm trên đơn vị diện tích 10m2

C. Ghi nhớ:

- Xác định diện tích cần dặm - Chuẩn bị hom để dặm - Cách dặm mía

HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun I. Vị trí, tính chất của mô đun

- Vị trí: Mô đun Trồng mía là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Trồng mía đường; được giảng dạy sau mô đun Lập kế hoạch trồng mía và trước các mô đun Chăm sóc; Phòng trừ dịch hại mía; Thu hoạch và tiêu thụ mía. Mô đun Trồng mía cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.

- Tính chất: Là một trong các mô đun quan trọng trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Trồng mía đường. Đây là mô đun tích hợp, có cả lý thuyết và thực hành, lý thuyết học trong lớp học và ngoài thực tế. Thực hành học ở ngoài hiện trường và ngoài đồng ruộng. Thời gian giảng dạy và học tập thích hợp nhất là trước khi vào thời vụ trồng mía.

II. Mục tiêu

- Kiến thức: Sau khi học xong mô đun Trồng mía, học viên có khả năng: + Nêu được các dụng cụ, trang thiết bị, đất đai, hom giống để trồng mía;

+ Biết được cách đặt hom mía theo các kiểu một hàng nối tiếp nhau; hai hàng đặt so le kiểu nanh sấu; hai hàng song song nối tiếp nhau…

+ Trình bày được cách lấp đất lên hom mía trồng và xử lý mía lưu gốc. - Kỹ năng:

+ Học viên chuẩn bị được đúng và đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị, đất đai, hom mía giống trước khi trồng mía.

+ Đặt được hom mía theo các kiểu một hàng nối tiếp nhau; hai hàng đặt so le kiểu nanh sấu; hai hàng song song nối tiếp nhau…

+ Xử lý được mía lưu gốc

+ Lấp được đất lên hom mía trồng phù hợp với từng điều kiện đất trồng mía. - Thái độ: Trung thực, cẩn thận, chịu khó và yêu nghề.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng mía nghề trồng mía đường (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)