Xác định khoảng cách hom

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng mía nghề trồng mía đường (Trang 47)

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

4.4.2.Xác định khoảng cách hom

Đối với cây mía, khái niệm mật độ cần phân định rõ như sau: - Mật độ mầm khi kết thúc nẩy mầm – lúc mía có 3 – 4 lá thật - Mật độ mầm khi kết thúc đẻ - lúc mía có 6 – 8 lá thật

- Mật độ cây đầu thời kỳ lóng – lúc mía có 10 – 15 lá thật - Mật độ cây hữu hiệu lúc thu hoạch

Trong 4 thời kỳ kể trên, thì mật độ cây hữu hiệu lúc thu hoạch là quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và chất lượng.

- Mật độ lúc này quá cao sẽ làm cho bẹ cây dễ đổ, tỷ lệ cây vô hiệu cao, dễ nhiễm sâu rệp, ảnh hưởng xấu đến chất lượng.

- Mật độ cây hữu hiệu hợp lý của thời kỳ này sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt, có lợi cho việc lưu gốc năm sau. Mật độ tối ưu của thời kỳ này là:

+ 65.000 – 75.000 cây hữu hiệu 1ha đối với to cây (khoảng 7 cây/m2)

+ 75.000 – 80.000 cây hữu hiệu 1ha đối với giống to trung bình (khoảng trên dưới 8 cây/m2

)

+ 80.000 – 100.000 cây hữu hiệu 1ha đối với giống bé cây (khoảng 9 cây/m2) Khi kết thúc nẩy mầm, mật độ cao hay thấp không quan trọng lắm, lúc này chỉ cần mầm phân bố đều, đừng có chỗ nào quá dày hoặc quá thưa, trên hàng cứ khoảng 15 – 20cm có một mầm là tốt, nhưng nếu phân bố đều 10cm, 30cm, 40cm 1 mầm cũng không sao, vì mọc thưa mía sẽ đẻ nhiều, mọc dày mía sẽ đẻ ít. Nếu chăm sóc tốt cuối cùng mật độ hữu hiệu sẽ không chênh nhau mấy. Nhìn chung mật độ tối ưu nhau lúc này là từ 50.000 – 80.000 mầm/ha.

Mật độ mầm tối ưu khi kết thúc đẻ là:

+ 100.000 – 110.000 mầm/ha đối với giống to cây + 110.000 – 130.000 mầm/ha đối với giống bé cây

Mật độ tối ưu thời kỳ lóng là cao hơn mật độ lúc thu hoạch từ 10 – 20% tùy mức độ sâu hại nặng hay nhẹ.

Để có được mật độ tối ưu cho từng thời kỳ cần nắm vững các biện pháp điều khiển sau đây:

- Dặm mầm cho các chỗ bị mất mầm từ 60cm trở lên - Nếu thiếu mầm thì thúc đẩy mía đẻ nhánh bằng cách:

+ Bón đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt lưu ý lân và kali + Lấp đất mỏng và xới đất tơi xốp

+ Tưới nước nếu có điều kiện + Tạo điều kiện đủ ánh sáng

- Nếu thừa mầm phải khống chế đẻ và loại bớt bằng cách: + Lấp đất dày vào đất (xuống chân, vun nhẹ)

+ Tỉa bớt các mầm thừa nếu có đủ công lao động

+ Định mầm khi mía bắt đầu có lóng, bằng cách cắt bỏ các cây vô hiệu, các chỗ quá dày (nếu có công lao động) để dành điều kiện tối ưu cho các cây còn lại.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng mía nghề trồng mía đường (Trang 47)