C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm:
7.3.1. Tủ lá (vùi lá)
Sau khi thu hoạch, không nên đốt lá, xếp tất cả lá mía vào giữa hàng vì: Khi thu hoạch 50 tấn mía/ha, trong ruộng sẽ còn lại 22 tấn ngọn và lá mía. Từ 22 tấn ngọn và lá này, cho ra 8 tấn chất hữu cơ và đã cung cấp lượng dưỡng chất tương đương với 100 kg urê, 50 kg lân và 75 kg kali. Ngoài lwọng dưỡng chất, tủ lá còn có các lợi ích như sau:
- Tủ lá để bảo vệ mặt đất, chống xói mòn. - Giữ độ ẩm có trong đất.
- Bảo vệ sinh vật có ích trong ruộng mía. - Tăng lượng mùn để cải tạo cấu trúc đất. - Tăng khả năng giữ phân va nước của đất
Đối với cày chăm sóc bằng máy: Dùng cào cỏ để cào lá tủ xen kẽ từng hàng (một hàng tủ, một hàng không, luân phiên thay đổi giữa các vụ), mục đích có hàng trống để cày, bón phân, lấp phân được dễ dàng.
Đối với cày chăm sóc bằng bò: Cách tủ như trên nhưng một hàng tủ, hai hàng không và luân phiên giữa các vụ.
7.3.2. Tề gốc
Nếu đốn mía thật sát gốc thì tề gốc là việc làm không cần thiết. Nếu việc đốn chặt không được thực hiện tốt, mía không được đốn sát gốc thì việc tề gốc mới cần thiết. Mục đích của việc tề gốc là :
- Thúc đẩy sự phát triển của các mắt mầm dưới mặt đất - Có được những cây mía con mạnh khoẻ, mập mạnh hơn
Sau khi thu hoạch xong, một ruộng mía để gốc phải được xử lý ngay. Dùng cuốc hoặc dao thật sắc phát ngang mặt đất theo hàng mía, loại bỏ những gốc chặt còn cao, những cây chết và những mầm non chưa chặt. Tiếp đó băm gom những lá già để làm phân bón.
Sau khi thu hoạch xong cần phải tề gốc ngay. Dùng cuốc bén chặt sát mặt đất những gốc còn cao, đồng thời loại bỏ những bụi mía chết để sau này có điều kiện trồng dặm.