Phá gốc mía trồng lạ

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng mía nghề trồng mía đường (Trang 35)

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

3.8:Phá gốc mía trồng lạ

3.3.3. Cáy đất

a. Cày sâu phá vỡ lớp đế cày:

- Sau khi diệt cỏ xong, cần thực hiện việc cày sâu để phá vỡ lớp đế cày (nên bỏ ra bìa lô các loại đá, sỏi để tránh hao mòn các nông cụ), làm tăng thêm độ sâu của tầng canh tác, giúp cho bộ rễ hấp thụ tốt các dưỡng chất và nước sẵn có trong đất. Nên áp dụng kỹ thuật cày sâu không lật thay thế việc cày 3 chảo, để có thể cày sâu hơn mà không đảo lật đất, và làm vỡ lớp đế cày, tăng thêm độ sâu của tầng canh tác.

Nếu không có máy công suất lớn và hệ thống cày không lật, thì có thể dùng cuốc hoặc leng (xẻng) cuốc sâu ở đáy rảnh đến khi đạt độ sâu cần thiết, tối thiểu phải phá cho được tầng đế cày. Ngoài khả năng chống hạn, làm đất sâu sẽ tăng khả năng cung cấp dinh dưỡng, nhất là các nguyên tố vi lượng cần thiết cho mía.

- Kinh nghiệm cho thấy ở những khu vực có cơ cấu đất bị dí chặt thì năng suất mía bị giảm một cách đáng kể.

So sánh hai phương pháp :

Cày lật đất (cày 3 chảo) (Hình 3.9)

Cày không lật đất (Hình 3.10) - Độ sâu cày : 25-30 cm

- Mục đích: Đảo, lật đất

- Ảnh hưởng lâu dài: Có ảnh hưởng xấu, vì đất nghèo chất hữu cơ, cày đảo lật nhiều lần, chỉ làm tản mác những chất hữu cơ xuống độ sâu ít hữu dụng.

- Độ sâu: 35-50 cm ở đất khô.

- Mục đích: phá vỡ lớp đế cày, giúp bộ rễ ăn sâu và hấp thụ nước đầy đủ hơn

- Ảnh hưởng lâu dài:

+ Cải thiện lý tính đất, tăng sự thấm nước của đất để cung cấp cho bộ rễ.

+ Cải thiện sự thông thoáng của lớp đất sâu (phát triển hệ sinh vật có lợi trong đất).

+ Giúp bộ rễ phát triển tốt (rễ mía có thể ăn sâu 2-3 m trong đất)

+ Rễ hấp thụ tốt dưỡng chất, nước trong đất.

Hình 3.9: Cày lật đất (Cày 3 chảo) Hình 3.10: Cày không lật đất

b. Cày vùi trộn những chất cải tạo đất:

Chôn vùi vôi và chất mùn (bằng thủ công hay cơ giới) nhằm:

- Cung cấp đều đặn chất Ca giúp cho đất dễ thấm và xốp hơn, đặc biệt là dạng đất dí chặt, đất thấp, giúp bộ rễ ăn sâu vào trong đất hơn.

- Cung cấp Canxi giúp tăng độ pH cho đất (vốn rất thấp trong phạm vi tỉnh Tây Ninh). Vôi nông nghiệp và bã vôi của nhà máy khi được vùi dưới đất trước lúc trồng mới sẽ giúp tăng dần độ pH của đất.

- Việc bón vôi sẽ giúp phân hủy chất hữu cơ nhanh hơn và với khả năng khử của vôi (phản ứng acid – kiềm) sẽ giúp đất trao đổi, cung cấp các chất dinh dưỡng có thể sử dụng được cho cây mía, hấp thu tốt phân bón.

Chất vôi (Ca), có trong các chất cải tạo đất, dưới dạng CaCO3, là một “thức ăn” rất cần thiết cho cây mía.

Việc bón vôi tạo ra 3 tác động trong đất: + Tác động cải tạo cơ cấu đất (lý tính)

Cung cấp đều đặn chất Ca giúp cho đất dễ thấm và xốp hơn, đặc biệt là dạng đất dẽ chặt ,đất thấp, giúp bộ rễ ăn sâu vào trong đất hơn.

+ Tác động đến độ chua của đất (hóa tính)

Với những đặc tính hóa học của Ca giúp tăng độ pH cho đất (vốn rất thấp trong phạm vi Tây Ninh ). Vôi nông nghiệp và bã vôi của nhà máy, một khi được vùi dưới đất trước lúc trồng mới sẽ giúp tăng dần độ pH của đất.

+ Tác động đến sự phân huỷ nhanh chóng của chất mùn (sinh học)

Việc bón vôi sẽ giúp phân huỷ chất hữu cơ nhanh hơn và với khả năng khử của vôi (phản ứng acid – kiềm) sẽ giúp đất trao đổi, cung cấp các chất dinh dưỡng có thể sử dụng được cho cây mía , hấp thu tốt phân bón hơn (Hình 3.11).

Hình 3.11: Máy băm lá mía (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.4. Bừa đất:

Công việc bừa đất rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng của việc lấp hom khi trồng, có đủ độ dày cần thiết với đất nhuyễn mịn, để việc nẩy mầm được mạnh mẽ và đồng nhất.

- Bừa dĩa nặng (Hình 3.12). + Độ sâu: 20-30 cm

+ Tác động: Trộn lẫn đất, làm tơi những cục đất lớn nhỏ, vùi những chất cải tạo vào trong đất, làm thông thoáng lớp đất trồng.

+ Nông cụ: Dàn bừa dĩa nặng nhiều cụm chảo răng khế.

+ Ảnh hưởng về lâu dài: Giữ cho đất giàu hữu cơ hơn so với sử dụng dàn cày 7 chảo.

- Bừa dĩa nhẹ còn gọi là dàn bừa nhuyễn (Hình 3.13).

+ Độ sâu: 5-15 cm

+ Tác động: Làm tơi đất, đánh nát vụn những cục đất trên mặt, khử số cỏ dại còn sót, san đất thêm bằng phẳng để chuẩn bị rạch hàng, đặt hom. Giúp cho việc lấp hom được tốt và mía nẩy mầm đều đặn.

Hình 3.13: Máy bừa dĩa nhẹ Hình 3.12: Băm đất bằng bừa đĩa

+ Nông cụ: Dàn bừa dĩa nhẹ đằng trước có chảo răng khế và đằng sau là chảo tròn.

Nếu không có máy móc để bừa đất có thể làm đất nhỏ bằng thủ công với dụng cụ là cuốc, leng, cào hoặc sử dụng trâu bò làm sức kéo … Nhưng lưu ý, sau khi bừa xong mặt đất phải bằng phẳng hoặc trong cao ngoài thấp để thuận tiện cho việc thoát nước. Đáy rảnh phải xốp và mịn, không có cục to, để hom tiếp xúc với đất tốt, tăng tỷ lệ nảy mầm.

3.4. Phân hàng:

- Đo chiều rộng giữa các hàng: Khoảng cách hàng trồng mía tùy thuộc vào điều kiện đất đai và chế độ canh tác ở mỗi vùng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh giữa mật độ cây với độ lớn của cây mía có mối tương quan nghịch chặt. Nghĩa là khi mật độ quá dày thì độ lớn của cây mía sẽ giảm đi và ngược lại.

Giống đóng góp một vai trò rất quan trọng trong việc xác định khoảng cách giữa các hàng trồng. Một số giống đẻ nhánh nhanh thì khoảng cách giữa các hàng chóng phủ kín, một số giống khác cây đứng, phủ hàng chậm có thể trồng dày. Những nơi có dùng máy móc trong chăm sóc như máy cày, máy làm cỏ thì phải trồng thưa để khi sử dụng máy móc được thuận lợi.

Dưới đây là khoảng cách hàng ở một số vùng trồng mía: + Vùng mía ở các tỉnh phía Bắc:

Vùng đồng bằng: Khoảng cách hàng 1,2m.

Vùng mía đồi, trung du (chuẩn bị đất và chăm sóc bằng cơ giới): Khoảng cách hàng 1,3 - 1,4m.

+ Vùng mía Quảng Ngãi và các tỉnh miền Trung: Khoảng cách hàng 1,0 -1,2m (có nơi trồng dày hơn).

+ Vùng mía Đông Nam Bộ:

Canh tác thủ công: Khoảng cách hàng 1,0 -1,2m (cũng có nơi trồng dày hơn). Canh tác cơ giới: Khoảng cách hàng 1,3 -1,4m.

+ Vùng mía Tây Nam Bộ

Vùng mía lên liếp: Khoảng cách hàng 0,8 -1m.

Vùng mía không lên liếp: Khoảng cách hàng 1,0 -1,2m.

- Nếu rạch hàng thủ công thì nên cắm ranh giữa các hàng để khi đánh rãnh sẽ thẳng và đều, tiện cho quá trình trồng, chăm sóc cũng như thu hoạch (Hình 3.14).

Hinh 3.14: Cắm cọc, căng dây để đánh rảnh thủ công 3.5. Bón lót:

Bón lót toàn bộ phân nền hữu cơ (10 – 20 tấn phân chuồng/ha), phân lân (330 – 440 kg supe lân/ha) trước khi trồng mía.

Phân hữu cơ được rải đều trên mặt ruộng trước lần bừa cuối cùng, sau đó rạch hàng rải hom trồng. Còn phân lân thông thường là bón sâu lấp kín và chỉ bón lót một lần vào rãnh mía khi đặt hom trồng mới (Hình 3.15).

Hình 3.15: Bón lót trước khi trồng mía 3.6. Xử lý đất trước khi trồng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất được xử lý với thuốc Basudin (nồng độ theo khuyến cáo) trước khi đặt hom 1 – 2 ngày.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

Bài tập 1: Thực hành dọn vệ sinh đất trước khi trồng mía.

Bài tập 2: Thực hành đo diện tích, phân hàng và bón lót cho mía.

C. Ghi nhớ:

+ Làm sạch đất trước khi làm đất + Cày, bừa đất đúng kỹ thuật.

Bài 04: XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ TRỒNG MÍA Giới thiệu:

Bài học “Xác định mật độ trồng” giúp người học tìm hiểu về các phương thức trồng trọt và xác định được mật độ trồng mía tùy theo vùng canh tác.

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:

- Trình bày được các phương thức trồng mía và đặc điểm của giống mía - Xác định được khoảng cách hàng cách hàng và hom cách hom

- Tính được mật độ trồng

- Xác định được lượng hom mía giống cần có

A. Nội dung:

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng mía nghề trồng mía đường (Trang 35)