Tiến hành lấp đất

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng mía nghề trồng mía đường (Trang 74)

C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm:

6.4.2.Tiến hành lấp đất

Dưới đây là một số yêu cầu kỹ thuật lấp đất hom mía trồng:

+ Đất hom giống đến đâu lấp kín đất ngay đến đó, không được để phơi hom mía giống trên rãnh trồng.

+ Đất lấp chỉ cần phủ kín hom mía với độ dày 3 – 5cm là được

+ Đối với khu vực đất cao, khô hạn hoặc trồng mía vào mùa nắng cũng không được lấp đất quá dày mà chỉ cần lấp đất vừa kín hom như đã hướng dẫn rồi dậm

(nén) chặt trên mặt rãnh trồng để giúp cho hom mía tiếp xúc với đất, với các mạch mao dẫn, mầm không bị chết khô và mọc tốt.

+ Đối với khu vực đất thấp, đất phèn không đặt hom mía quá sâu và khi lấp đất chỉ cần kín hom là được. Đất lấp quá dày mầm dễ bị úng thối không mọc, trường hợp đất rãnh trồng bị sình bùn hoặc quá ướt, có thể đặt hom theo chiều gốc cắm xuống đất, ngọn hướng lên trên và lấp mỏng. Khi mầm mía mọc sẽ xuống đất dần trong quá trình thực hiện các công việc chăm sóc, bón phân và vun vồng cho mía.

Điều cần lưu ý là đặt hom đến đâu lấp đất ngay đến đó, không được để phơi hom mía trên rãnh. Độ sâu lấp đất chỉ cần đủ kín hom với độ dày 3 – 5cm. Vùng cao (khô hạn) nên nén chặt trên mặt để đất tiếp xúc với hom mía (Hình 6.8).

Hình 6.8: Lấp đất

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1: Cho biết điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp để trồng mía. Bài tập 2: Thực hành các kiểu đặt hom.

Bài tập 3: Thực hành cách lấp đất.

C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm:

- Điều kiện đất đai và thời tiết thích hợp cho cây mía - Cách thức đặt hom và lấp đất

Bài 07. XỬ LÝ MÍA LƢU GỐC Giới thiệu:

Mía đường là cây hàng năm. Tuy nhiên, xét về khả năng để gốc thì lại là cây nhiều năm. Người ta trồng mía 1 lần nhưng thu hoạch nhiều vụ (năm). Một ruộng mía tốt chu kỳ kinh tế có khi kéo dài đến hàng chục năm. Ở Việt Nam, chu kỳ kinh tế trung bình 3 năm (1 mía tơ, 2 mía gốc). Mía lưu gốc mang lại nhiều lợi ích cho người dân trồng mía nếu như chúng ta biết chăm sóc đúng kỹ thuật. Bài học “Xử lý mía lưu gốc” giúp người học hiểu về lợi ích và đặc điểm của mía lưu gốc, các nhân tố ảnh hưởng đến mía lưu gốc, cũng như các bước tiến hành xử lý mía lưu gốc.

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: - Trình bày được đặc điểm và lợi ích của mía lưu gốc. - Nêu được cách xử lý mía lưu gốc.

- Xử lý được mía lưu đúng yêu cầu kỹ thuật.

A. Nội dung:

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng mía nghề trồng mía đường (Trang 74)