Kỹ thuật làm đất của một số loại đất để trồng mía

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng mía nghề trồng mía đường (Trang 34 - 35)

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

3.3.2.Kỹ thuật làm đất của một số loại đất để trồng mía

a. Đất mới khai hoang:

- Đất trồng mới ở vùng cao (Đông Nam Bộ và một số nơi khác): Sau khi cây được chặt, cần đào gốc và nhặt hết những đá cục lớn còn trên ruộng. Dùng máy rà rễ có độ sâu đến 40 cm để dọn sạch gốc, rễ cây và đá cục lớn còn sót lại. Tiếp tục cày, bừa và san phẳng ruộng trước khi rạch hàng để đặt hom mía.

Lƣu ý: Với những đất có độ dốc cao, hàng mía phải vuông góc với hướng dốc để tránh xói mòn và rửa trôi

đất (Hình 3.4). Hình 3.4: Đất mới khai hoang

- Vùng đất thấp (Tây Nam Bộ): Cần lên liếp cách mặt thủy cấp trên 50cm. Mỗi liếp rộng 6 - 7m, chiều dài tùy theo độ dài của mảnh đất.

Lƣu ý: Đất mới khai hoang sau

khi lên liếp, không nên trồng mía ngay mà phải rửa phèn ít nhất là qua một mùa mưa, hoặc trồng cây họ đậu 1 - 2 vụ rồi trồng mía (Hình 3.5).

Hình 3.5: Trồng mía ở vùng đất thấp

- Đất trước đó trồng cây trồng khác như là cây họ đậu (hình 3.6) hoặc cây lúa (hình 3.7): Ở những loại đất này trước hết phải tiến hành thu gom tàn dư thực vật để xử lý hoặc cày vùi vào đất.

Lƣu ý: Để các tàn dư thực vật phân hủy hoàn toàn mới tiến hành làm đất để

trồng mía.

Hình 3.6: Cây họ đậu Hình 3.7: Ruộng trồng lúa

b. Đất phá gốc mía trồng lại: - Phá gốc mía: Cày vuông góc với hàng mía hoặc cuốc để lấy hết tất cả các gốc mía.

- Để 3-4 tuần cho hả đất và các gốc cũ khô chết hoàn toàn rồi mới tiến hành làm đất để trồng mía (hình 3.8).

Hình

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng mía nghề trồng mía đường (Trang 34 - 35)