CÔNG CUỘC TẬP THỂ HÓA NÔNG NGHIỆP (1927 – 1939 SAU CÔNG NGUYÊN).

Một phần của tài liệu Khái quát những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới (Trang 69)

1939 SAU CÔNG NGUYÊN).

Năm 1927 sau Công Nguyên, Nga có 25 triệu hộ nông dân, sử dụng khoảng 140 triệu ha ruộng, trong đó, phú nông là 2,6 triệu hộ nhưng nắm trong tay tới 98% sản lượng lương thực.

 Công nghiệp hóa của Liên Xô đang phát triển nhưng thiếu sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho công nghiệp mà chính quyền lại không nắm trong tay đa số sản lượng lương thực.

 12/1927 sau Công Nguyên, Đảng Bolshevik triệu tập hội nghị lần V để bàn về vấn đề tập thể hóa nông nghiệp:

- Cơ sở:

• Nguyên lý của Marx và Engels: Trong chủ nghĩa xã hội chỉ có hai hình thức sở hữu là nhà nước và tập thể.

• Quan điểm của Lenin: Tập thể hóa nông nghiệp là con đường ngắn nhất đưa nông dân đến với chủ nghĩa xã hội.

- Mục tiêu: Xóa bỏ tầng lớp phú nông bằng bạo lực và hành chính. Đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể, xác lập quyền sở hữu tập thể trong nông thôn.

- Phương châm: Tiến hành từ thấp đến cao, hợp tác công thành hợp tác xã từng phần, nông trang thành nông trường. Nhà nước phải hỗ trợ kỹ thuật, dẫn chứng: Liên Xô cung cấp 35 nghìn máy kéo, 17 nghìn xe vận tải.

- Kết quả:

• Cuối năm 1928 sau Công Nguyên, đã xóa bỏ tầng lớp phú nông.

• 93% số nông hộ với trên 90% diện tích canh tác đã được đưa vào nền nông nghiệp tập thể hóa.

• Các khâu lao động trong nông nghiệp đã được cơ giới hóa. • Nhà nước nắm được 95% sản lượng nông nghiệp.

- Sai lầm:

• Quá chú trọng bạo lực và hành chính mà xem nhẹ nguyên tắc tự nguyện.

• Gây bức xúc, mâu thuẫn với một số vùng tại nông thôn.

Một phần của tài liệu Khái quát những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới (Trang 69)