PHI, MỸ LATIN.
Bắt nguồn từ chế độ tư hữu sản xuất hàng hóa và tư tưởng dân tộc lớn, vào giai đoạn cuối của lịch sử trung đại, giai cấp tư sản đã ủng hộ các vương triều phong kiến tiến hành hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược: năm 1509 – 1537 sau Công Nguyên Tây Ban Nha chiếm xong 20 nước Mỹ Latin trừ Brazil, cuối thế kỷ XVI sau Công Nguyên Bồ Đào Nha chiếm luôn Brazil,…; Bồ Đào Nha từ năm 1595 sau Công Nguyên đã thành lập được các thuộc địa ở Guinea, Angola, Mozambique; năm 1613 sau Công Nguyên Anh xâm nhập Ấn Độ;… tuy vậy phần lớn châu Phi, châu Á vẫn chưa trở thành thuộc địa.
Châu Mỹ Latin bị thực dân phương Tây xâm lược (Nguồn: en.wikipedia.org).
Nhưng từ giữa thế kỷ XIX sau Công Nguyên, cùng với quá trình phát triển cách mạng công nghiệp, tiềm lực quân sự và kinh tế vượt trội nên các nước phương Tây ào ạt xâm lược các nước Á , Phi (1831 sau Công Nguyên):
- Đến năm 1884 sau Công Nguyên, khi các quốc gia châu Âu tổ chức ở Tây Đức hội nghị “phân chia vùng ảnh hưởng” thì châu Phi chính thức rơi vào sự thống trị của chủ nghĩa thực dân (Anh chiếm 40% diện tích, của Pháp là 30%, ba nước nằm trong tay Đức, Bồ Đào Nha nắm giữ ba nước,… riêng Ethiopia vẫn giữ được độc lập vì nằm ở khu vực trung gian giữa các nước thuộc địa còn lại).
Châu Phi bị thực dân phương Tây xâm lược (Nguồn: sholaadebowale.blogspot.com).
- Đến đầu thế kỷ XX sau Công Nguyên, hầu hết các nước châu Á đều trở thành thuộc địa, dẫn chứng: Anh chiếm Ấn Độ, Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm ba nước Đông Dương; Trung Quốc rộng lớn, giàu tài nguyên, đông dân nên đã trở thành miếng mồi để chia năm xẻ bảy của nhiều nước thực dân,…; trừ Nhật Bản (nhờ Minh Trị Duy Tân) và Xiêm (nhờ nằm giữa các nước thuộc địa của Anh và Pháp, nhờ sự cải cách đất nước dưới triều đại của các vua Rama IV và Rama V).