NGA (1917 SAU CÔNG NGUYÊN) ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II KẾT THÚC (1945 SAU CÔNG NGUYÊN).
6.1.1.LIÊN XÔ.
6.1.1.1.CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI (1917 SAU CÔNG NGUYÊN) NGUYÊN)
6.1.1.1.1.NGUYÊN NHÂN
Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga Hoàng. Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế - xã hội nghiêm trọng.
Trong xã hội nước Nga tồn tại tất cả các mâu thuẫn lớn của thời đại:
- Mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân: 70% nông dân không có ruộng, 3% địa chủ nắm 68% ruộng đất.
- Mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản: Vô sản trong nước bị tư sản nước ngoài bóc lột, dẫn chứng: công nhân Nha phải làm việc 14 tiếng mỗi ngày nhưng lương của họ chỉ bằng 1/4 lương của công nhân Anh, Pháp.
- Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với dân tộc ngoài Nga: Nga có hệ thống thuộc địa gần 20 nước, những người không phải dân tộc Nga chiếm 50% dân số, Nga Hoàng đã áp dụng chính sách thủ tiêu kinh tế dân tộc, các cơ sở kinh tế đếu do địa chủ và tư sản nắm giữ, buộc ngoại tộc phải dùng tiếng Nga, theo đạo Chính Thống của Nga, đưa người Nga vào thuộc địa để sinh sống.
- Mâu thuẫn giữa tư sản Nga và tư sản nước ngoài: 2/3 cơ sở và công nhân Nga do tư sản Anh, Pháp đầu tư, tư sản Nga nợ tư bản Anh, Pháp tới tám triệu bảng Anh.
6.1.1.1.2.DIỄN BIẾN.
Cách mạng vô sản Tháng Mười là sự kết hợp cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới (Cách mạng Tháng Hai) và cách mạng xã hội chủ nghĩa (Cách mạng Tháng Mười) nhưng đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Cách mạng Tháng Hai:
- Ngày 23/2/1917 sau Công Nguyên, cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của chín vạn nữ công nhân ở Petrograd.
Cuộc biểu tình của chín vạn nữ công nhân ở Petrograd (Nguồn: socialistparty.org.uk)
- Phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
- Lực lượng tham gia là công nhân, binh lính, nông dân.
- Kết quả:
• Chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng bị lật đổ.
• Xô Viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập, dẫn chứng: tháng 3/1917 sau Công Nguyên toàn nước Nga có 555 Xô Viết.
• Cùng thời gian, giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời.
• Nga trở thành nước Cộng Hoà. Cách mạng tháng Mười:
- Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại hai chính quyền song song nên cục diện không thể kéo dài. Trước tình hình đóm Lenin và Đảng Bolshevik đã xác định: cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa để lật đổ chính quyền tư sản lâm thời. Đầu tháng 10/1917 sau Công Nguyên, không khí cách mạng bao trùm cả
nước. Lenin đã về nước để trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
- Tháng 4: Lenin đã thông qua Đảng Bolshevik bản Luận cương tháng 4 chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Lenin thông qua Đảng Bolshevik bản Luận cương tháng 4 (Nguồn: vi.wikipedia.org).
- Đêm 24/10/1917 sau Công Nguyên, bắt đầu khởi nghĩa.
- Đêm 25/10, tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản.
Quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông (Nguồn: quankhoasu.blogspot.com).
- Khởi nghĩa Petrograd giành thắng lợi.
- Ngày 3/11/1918 sau Công Nguyên, chính quyền Xô Viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.