5.6.SỰ CHUYỂN BIẾN TỪ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN SANG CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC (1870 – 1918 SAU CÔNG NGUYÊN).

Một phần của tài liệu Khái quát những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới (Trang 53)

NGHĨA ĐẾ QUỐC (1870 – 1918 SAU CÔNG NGUYÊN).

5.6.1.NGUYÊN NHÂN.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Những thành tựu khoa học – kỹ thuật mới xuất hiện.

Sự tác động của các quy luật kinh tế lên chủ nghĩa tư bản ngày càng mạnh mẽ.

Cạnh tranh khốc liệt.

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 sau Công Nguyên. Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa.

 Lenin khẳng định: “…cạnh tranh tự do đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền”.

Năm 1873, một cuộc khủng hoảng xảy ra (từng được dự báo khi giá cổ phiếu giảm mạnh), dẫn đến bốn năm biến động mạnh, sau đó thị

trường rơi xuống đáy, lãi suất duy trì dưới mức trung bình trong khoảng thời gian trên (Nguồn: tinmoi.vn).

5.6.2.ĐẶC ĐIỂM.

Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền.Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa một phần giá trị thặng dư. Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô tư bản bằng cách kết hợp nhiều tư bản nhỏ thành một tư bản lớn hơn. Tổ chức độc quyền là liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá nào đó, nhằm mục đích kiểm soát

Xuất hiện tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính.Theo V.I. Lenin: "Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp”. Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội tư bản gọi là bọn đầu sỏ tài chính.

Xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu.Xuất khẩu tư bản là mang tư bản đầu tư ở nước ngoài để sản xuất giá trị thặng dư tại nước sở tại, ví dụ: công ty cử người sang nước ngoài xây dựng công ty con để làm ăn và thu về lợi nhuận cho công ty mẹ trong nước; khác với xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài để thu được giá trị và giá trị thặng dư , ví dụ: xuất khẩu mặt hàng thời trang, thực phẩm,… ra nước ngoài để thu được giá trị thặng dư từ công nhân và lợi nhuận.

Các tổ chức độc quyền phân chia thế giới về kinh tế. Các cường quốc đế quốc phân chia thế giới về lãnh thổ.

 Đặc trưng của từng đế quốc được Lenin chỉ rõ: Mỹ là đế quốc của các Trust (tổ chức độc quyền); Anh là đế quốc của các thuộc địa; Pháp là đế quốc ăn bám, cho vay nặng lãi; Đức là đế quốc của các địa chủ, tập đoàn công nghiệp; Nga là đế quốc phong kiến, quân sự; Nhật là đế quốc quân phiệt.

 Sự hình thành các chủ nghĩa đế quốc và các đế quốc đã làm nảy sinh Chiến tranh Thế giới I.

Một phần của tài liệu Khái quát những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới (Trang 53)