5.2.CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở PHƯƠNG TÂY (CUỐI THẾ KỶ XVIII – ĐẦU THẾ KỶ XIX SAU CÔNG NGUYÊN).

Một phần của tài liệu Khái quát những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới (Trang 33)

XVIII – ĐẦU THẾ KỶ XIX SAU CÔNG NGUYÊN).

5.2.1.NGUYÊN NHÂN.

Nguyên nhân xã hội:

- Sau các cuộc cách mạng, giai cấp tư sản đã nắm được chính quyền, thiết lập được bộ máy nhà nước, củng cố vai trò của mình một cách vững chắc trong xã hội, dẫn chứng: sau cách mạng, chính quyền Anh ban hành hơn 200 điều luật, chính quyền Pháp ban hành 100 điều luật có lợi cho giai cấp tư sản.

- Nền sản xuất thời đó không đáp ứng đủ nhu cầu, nên tăng năng suất lao động trở thành một vấn đề cấp bách của kinh tế tư bản chủ nghĩa, mà con đường tăng năng suất lao động hiệu quả nhất là đầu tư thiết bị mới, đưa sản xuất thủ công lên sản xuất bằng máy móc.

Nguyên nhân thị trường:

- Sau những cuộc cách mạng tư sản, các dân tộc ở châu Âu dần dần hình thành, thị trường dân tộc thống nhất mở rộng.

- Sau những cuộc phát kiến địa lý, các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức đã chiếm được nhiều thuộc địa, thị trường thế giới mở rộng, nền mậu dịch Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và một phần Ấn Độ Dương phát triển mạnh mẽ, dẫn chứng: các thương nhân đã đóng thuyền, vượt biển đi buôn, từ châu Âu sang châu Phi bắt nô lệ đem qua châu Mỹ, đi mua các sản phẩm nông nghiệp như thuốc lá, cacao, cà phê, khoai tây,… mang về bán ở châu Âu, lời khoảng 10 – 30 lần.

Nguyên nhân vốn: Công nghiệp hóa đòi hỏi nguồn vốn khổng lồ nhưng sau hơn ba thế kỷ phát triển kinh doanh, sản xuất hàng hóa,

bóc lột sức lao động của công nhân, buôn bán nô lệ, cướp đoạt thuộc địa thì giai cấp tư sản đã có đủ vốn để thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp.

Nguyên nhân kỹ thuật: Từ khi bắt tay vào sản xuất hàng hóa, giai cấp tư sản đã tiếp cận kỹ thuật thế giới:

- Thế kỷ XIV – XV sau Công Nguyên, tiếp thu văn minh phương Đông, dẫn chứng: kỹ thuật se sợi bông, sử dụng sợi đay, in, làm giấy, la bàn, thuốc súng của Trung Quốc; luyện gan, sắt của Lưỡng Hà.

- Thế kỷ XV –XVI sau Công Nguyên, sử dụng sức gió, nước, ngựa để chạy máy móc đơn giản (tuy nhiên, việc sử dụng năng lượng tự nhiên ở châu Âu rất hạn chế vì mùa đông thì nước đóng băng, gió ít thì máy ngưng hoạt động).

- Thế kỷ XVIII sau Công Nguyên, do sử dụng phổ biến sợi bông, một loạt các phát minh kỹ thuật xuất hiện ở phương Tây và Bắc Mỹ:

• Năm 1733 sau Công Nguyên, John Kay đã phát minh ra máy dệt theo kiểu thoi bay, năng suất tăng gấp đôi.

• Năm 1765 sau Công Nguyên, James Hargreaves đã cải tạo máy se sợi (gọi là máy kéo sợi Jenny) để tăng năng suất lên 30 lần. • Năm 1769 sau Công Nguyên, Richard Arkwright đã cải tạo để

máy sợi sử dụng sức nước, đưa năng suất tăng 39 lần.

• Năm 1769 - 1790 sau Công Nguyên, James Watt đã sáng tạo và hoàn chỉnh máy hơi nước để thay thế các nguồn lực tự nhiên, năng suất nhảy vọt.

• Năm 1780 sau Công Nguyên, người Mỹ phát hiện ra máy gieo hạt và máy thu hoạch sợi bông, đưa năng suất lên 60 lần. • Năm 1784 sau Công Nguyên, Henry Cort phát hiện phương

pháp luyện thép bằng lò cao, tạo ra nguồn vật liệu để sản xuất máy móc.

 Đây chính là tiền đề kỹ thuật để các nước tư bản bắt tay vào việc công nghiệp hóa.

Từ trái qua phải: James Watt và động cơ hơi nước của ông. Sự phát triển máy hơi nước khởi mào cho cuộc cách mạng công nghiệp Anh

(Nguồn: tulieu.violet.vn).

5.2.2.THÀNH TỰU.

Cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ sớm nhất ở Anh (năm 1785 sau Công Nguyên):

- Người Anh sử dụng động cơ hơi nước để lập ra nhà máy dệt Mansector, hoạt động dựa vào năng lượng máy móc, có đội ngũ công nhân chuyên nghiệp, tổ chức theo kiểu xí nghiệp, nên được coi là sự kiện mở đầu của cách mạng công nghiệp.

- Nếu đầu thế kỷ XIX sau Công Nguyên nước Anh có 300 máy hơi nước thì đến cuối thế kỷ này con số đó đã lên tới hơn 5000.

- Nhiều ngành công nghiệp mới như luyện kim, khai thác năng lượng, chế tạo máy móc của Anh đều dẫn đầu phương Tây.

 Từ Anh, cuộc cách mạng công nghiệp lan ra nhiều nước.

Từ năm 1810 sau Công Nguyên, các nước Áo, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Đức, Ý, Mỹ,… đều bắt tay vào việc công nghiệp hóa, trọng tâm là chế tạo máy móc, dẫn chứng: ở Pháp, năm 1820 – 1830 sau Công Nguyên, lượng máy móc tăng từ 65 lên 616, mười năm sau (1840 sau Công Nguyên), con số này là 4825, ngoài ra, luyện kim màu cũng phát triển mạnh mẽ.

Cùng với việc phát triển công nghiệp nặng, ngành giao thông vận tải cũng vươn lên như vũ bão, dẫn chứng: năm 1814, chiếc đầu

máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời; năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ; thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu Mỹ; ở Anh, năm 1810 – 1850 sau Công Nguyên, chiều dài đường sắt tăng từ 1000 lên 10 nghìn km; ở Mỹ, năm 1830 sau Công nguyên bắt đầu xây dựng đường sắt

(36,8km), năm 1850 - 1860 sau Công nguyên tăng từ 14,4 nghìn lên 49 nghìn km đường sắt, năm 1807 sau Công Nguyên đã xuất hiện tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm để mở đầu cho công nghiệp hàng hải.

Từ trái qua phải: George Stephenson và chiếc đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước của ông (Nguồn: baotintuc.vn).

Từ trái qua phải: Robert Fulton và tàu thủy chạy bằng hơi nước của ông (Nguồn: loigiaihay.com).

 Cách mạng công nghiệp đã tạo ra bức tranh mới trong xã hội phương Tây, dẫn chứng: thành thị ngày càng nhiều, năm 1820 – 1920 sau Công Nguyên, dân số thế giới tăng từ một tỷ lên hai tỷ người; nhưng đồng thời cũng tạo ra những hệ quả tệ hại.

5.2.3.HẬU QUẢ.

Làm nảy sinh chủ nghĩa thực dân.

Biến các nước Á, Phi, Mỹ Latin thành thuộc địa.

Làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ, dẫn chứng: hơn chín triệu người châu Phi bị bắt để bán qua châu Mỹ; tàn phá nền kinh tế - văn hóa của châu Phi.

Đẩy giai cấp công nhân vào đời sống kinh tế - xã hội – văn hóa cùng cực.

Xuất hiện nạn tập trung, độc quyền trong nền kinh tế tư bản – là nguồn gốc cho sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc, sự cạnh tranh giữa các tập đoàn đế quốc đã dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.

Tạo ra hố sâu ngăn cách giàu - nghèo gay gắt.

Người châu Phi bị bắt để bán làm nô lệ (Nguồn: art2all.net).

Điều kiện ăn ở tồi tàn của công nhân (Nguồn: bachkhoatrithuc.vn).

Một phần của tài liệu Khái quát những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w