6.1.1.2.1.CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN XÔ VIẾT (1918 – 1920 SAU CÔNG NGUYÊN)

Một phần của tài liệu Khái quát những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới (Trang 64)

QUYỀN XÔ VIẾT (1918 – 1920 SAU CÔNG NGUYÊN)

Xây dựng chính quyền Xô Viết:

- Ngay trong đêm 7 tháng 11 năm 1917 sau Công Nguyên (25 tháng 10 theo lịch Nga cũ), Đại hội Xô Viết toàn Nga lần II tuyên bố khai mạc tại điện Smoniyl và tuyên bố thành lập chính quyền Xô Viết do Lenin đứng đầu.

Từ trái qua phải: điện Smoniyl năm 1917 sau Công Nguyên và Lenin tại Đại hội Xô Viết toàn Nga lần II (Nguồn: baigiang.violet.vn).

- Nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô Viết là đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước mới của những người lao động.

- Các sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xô Viết đã được thông qua là Sắc lệnh hòa bình (đáp ứng mong muốn hoà bình, chấm dứt chiến tranh của nhân dân,...) và Sắc lệnh ruộng đất do Lenin dự thảo (từ mùa xuân năm 1918 sau Công Nguyên, Sắc

luật ruộng đất bắt đầu được thực hiện, nông dân Nga đã nhận được (không phải trả tiền) hơn 150 triệu ha ruộng đất từ giai cấp địa chủ, tư sản, nhà thờ và hoàng gia Nga Hoàng cũ, như vậy khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã được thực hiện, ngoài ra còn xóa ba tỷ rúp mà nông dân nợ ngân hàng).

Từ trái qua phải: Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất (Nguồn: baigiang.violet.vn).

- Chính quyền Xô Viết còn thực hiện các biện pháp thủ tiêu các tàn tích của chế độ cũ như xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của giáo hội, nam nữ bình đẳng.

- Đối với các dân tộc, chính phủ Xô Viết công bố bản Tuyên ngôn về quyền các dân tộc ở Nga khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc và cho phép các dân tộc có quyền tự quyết như công nhận nền độc lập của Ba Lan, Phần Lan.

- Các cơ quan trung ương và Xô Viết các địa phương được thành lập.

- 3 - 1918 sau Công Nguyên, ký Hoà ước Brest-Litovsk với Đức với mục đích:

• Đưa nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.

• Tạo cho nước Nga có thời gian hoà bình để củng cố chính

quyền, xây dựng quân đội và dốc sức vào xây dựng nền kinh tế .

- Năm 1918 đến 1920 sau Công Nguyên, Nga phải đấu tranh chống thù trong giặc ngoài (quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản động trong nước mở cuộc tấn công vũ trang vào nước Nga) để bảo vệ chính quyền Xô Viết còn non trẻ.

- Trước tình hình đó, nước Nga Xô Viết đã áp dụng chính sách cộng sản thời chiến nhằm phát động tối đa mọi nguồn của cải, nhân lực của đất nước phục vụ cho cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài:

• Xây dựng Hồng quân công nông.

Một trung đoàn Hồng quân năm 1919 sau Công Nguyên (Nguồn: baigiang.violet.vn).

• Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, dẫn chứng: chỉ có nhà nước mới có quyền thu mua, buôn bán, cung cấp lúa mỳ, thành lập các ủy ban bần nông để quản lý lúa mỳ.

• Trưng thu lượng thực của nông dân, dẫn chứng: sau khi lúa mỳ được thu hoạch, để lại một ít cho những người sản xuất, còn lại thì nhà nước thu mua với giá rẻ, sau đó phân phối đến các làng xã, 50g/người/ngày.

• Thi hành chế độ lao động cưỡng bức đối với toàn dân, dẫn chứng: bắt buộc mọi công dân từ 16 đến 50 tuổi phải đi làm. • Tăng thuế đạo quân.

Áp phích tuyển quân cho nội chiến Nga năm 1920 của Liên bang Xô Viết: “Bạn có tình nguyện?” (Nguồn: quangcaoajc.wordpress.com).

• …

 Đến năm 1920 sau Công Nguyên, Hồng quân và nhân dân Liên Xô đã đẩy lùi các cuộc tấn công của các lực lượng phản cách mạng, đánh tan ba vạn quân nước ngoài, giữ vững chính quyền Xô Viết (Ngoài ra, trong quá trình tiêu diệt lực lượng phản

động, chính quyền Xô Viết còn giúp nhân dân Mông Cổ thoát khỏi nhà Thanh).

6.1.1.2.2.CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ (1920 – 1924 SAU CÔNG NGUYÊN). CÔNG NGUYÊN).

Sau mười năm chiến tranh liên miên (bảy năm chống Nga Hoàng và ba năm nội chiến), nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, dẫn chứng: nông nghiệp chỉ bằng 40% so với năm 1919 sau Công Nguyên, công nghiệp chỉ bằng 50% so với năm 1913 sau Công Nguyên, nạn đói vẫn tiếp tục hoành hành,…

Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi.

Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu và kìm hãm nền kinh tế, khiến nhân dân bất bình, dẫn chứng: năm 1921 sau Công

Nguyên, binh lính Nga là con em nông dân đã nổi dậy để chống chính sách trưng thu lương thực.

Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng.

 Cho thấy chính sách không phù hợp.

 Tháng 3/1921, Đảng Bolshevik quyết định thực hiện Chính sách Kinh tế mới (NEP) do Lenin đề xướng để khắc phục:

- Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực bằng thu thuế lương thực, cho phép mở chợ, tự do buôn bán sản phẩm, …

• Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng.

• Tư nhân được xây dựng những xí nghiệp nhỏ, dưới 20 công nhân.

• Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga. • Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt.

 Thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát, khôi phục lại nền kinh tế hàng hóa.

 Tác dụng: Thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Xô Viết vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế, dẫn chứng: nông nghiệp tăng 80% so với trước chiến tranh, công nghiệp tăng 99% so với trước chiến tranh, xây dựng mười nhà máy lớn, nạn đói được khắc phục,…

6.1.1.2.3.CÔNG CUỘC CÔNG NGHIỆP HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1925 – 1939 SAU CÔNG NGUYÊN). (1925 – 1939 SAU CÔNG NGUYÊN).

Sau khi Lenin mất (21/1/1924 sau Công Nguyên), trong Đảng Bolshevik xuất hiện hai quan điểm khác nhau về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, một là tiếp tục thực hiện chính sách kinh tế của Lenin (bị bác bỏ), hai là bắt tay vào công nghiệp hóa.

 Đảng Bolshevik (đứng đầu là Iosif Stalin) đề ra nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

Mục tiêu: đưa Liên Xô trở thành một nước công nghiệp có những ngành công nghiệp chủ chốt.

Đường lối: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, máy móc đạt tốc độ nhanh nhất trong thời gian ngắn nhất.

Vốn: chỉ dựa vào nguồn vốn trong nước.

Nhân lực: chủ yếu đào tạo nguồn nhân lực trong nước theo danh ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lenin.

 Chỉ sau hai năm, công nghiệp tăng trưởng vượt bậc, thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa chiếm 86%, nhưng cũng đặt ra một số vấn đề như thiếu vốn, nhân lực.

 Năm 1927 sau Công Nguyên, Liên Xô tập thể hóa để phát triển kinh tế.

Iosif Stalin (Nguồn: deadliestfiction.wikia.com).

Một phần của tài liệu Khái quát những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới (Trang 64)