THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX SAU CÔNG NGUYÊN).
5.3.1.NGUYÊN NHÂN.
Sự phát triển mạnh mẽ công nghiệp hóa tư sản đòi hỏi sáng tạo nhiều thành tựu khoa học – kỹ thuật mới để đáp ứng.
Giữa thế kỷ XIX sau Công Nguyên, kinh tế hàng hóa phát triển, nhiều vấn đề liên quan đến nguyên vật liệu, bệnh tật,… đòi hỏi cách mạng khoa học phải giải quyết.
Sau cách mạng tư sản, nền giáo dục của châu Âu và Bắc Mỹ thay đổi căn bản, dẫn chứng: từ giáo dục duy lý gắn liền với giáo hội chuyển sang giáo dục thực tiễn tách biệt hoàn toàn với nhà thờ; nên tri thức khoa học trở thành điều kiện để phát triển.
Giai cấp tư sản rất quan tâm tới giải pháp tạo ra nguồn lực sản xuất hàng hóa.
5.3.2.THÀNH TỰU.
- Về sinh học:
• Xuất hiện hàng loạt học thuyết mới, dẫn chứng: các học thuyết của Darwin, Mendel.
• Phát hiện ra 2000 chất xúc tác (enzyme), là cơ sở để sản xuất các chất liên quan đến lĩnh vực y học hay sản phẩm nhuộm, lên men,…
- Về hóa học:
Nobel, người phát minh ra thuốc nổ năm 1867sau Công Nguyên (Nguồn: vi.wikipedia.org).
• Phát hiện ra 90 chất hóa học khác nhau, tìm thấy khối lượng của chúng, xây dựng bảng tuần hoàn.
Từ trái qua phải: Mendeleev và bảng tuần hoàn hóa học đầu tiên của ông (1869 sau Công Nguyên) (Nguồn: vi.wikipedia.org).
• Người Pháp tìm thấy chất phóng xạ không có trong tự nhiên, người Ba Lan tìm thấy chất phóng xạ có trong tự nhiên.
• Phát hiện ra nguyên tử là một tổ hợp, biết được cấu trúc các hạt neuron.
- Về y học:
• Chuyển từ duy lý sang thực nghiệm.
• Ra đời một loạt các phát minh về những loại vi trùng gây bệnh, từ đó tạo ra các chất kháng thể để ngăn ngừa bệnh dịch.
Louis Pasteur, người nổi tiếng nhất trong lĩnh vực điều trị các bệnh truyền nhiễm (Nguồn: vi.wikipedia.org).
• Chất kháng sinh xuất hiện.
Từ trái qua phải: Alexander Fleming và Penicillin, loại kháng sinh tự nhiên đầu tiên được ông phát hiện năm 1928 sau Công Nguyên
(Nguồn: vi.wikipedia.org).
• Sáng tạo ra các công cụ phẫu thuật như thuốc mê,…
Từ trái qua phải: William T.G.Morton - người phát minh ra thuốc mê và ca phẫu thuật đầu tiên sử dụng thuốc mê (1846 sau Công
Nguyên) (Nguồn: uab.edu).
• Biết cách làm ra điện, xây dựng nhà máy điện, truyền tải điện, dẫn chứng: năm 1880 sau Công Nguyên, nhà máy điện, đường dây điện xuất hiện trên khắp các nước tư bản chủ nghĩa; là cơ sở ra đời của radio, tivi, động cơ điện (người Anh phát minh), điện báo, bóng điện (người Mỹ phát minh).
Từ trái qua phải: Samuel Morse, chiếc máy điện báo đầu tiên trên thế giới do Morse phát minh năm 1844 sau Công Nguyên, Thomas
Edison, chiếc bóng đèn điện do Edison phát minh năm 1879 sau Công Nguyên (Nguồn: en.wikipedia.org).
• Người Đức phát minh ra tia X, lò luyện thép kiểu mới, động cơ đốt trong là cơ sở làm xuất hiện ôtô, xe lửa, máy bay,…
Từ trái qua phải: Wilhelm Conrad Röntgen – người phát hiện ra tia X và hình ảnh chụp X quang đầu tiên (1895 sau Công Nguyên)
(Nguồn: vi.wikipedia.org).
- Về khoa học xã hội và nhân văn:
• Đầu thế kỷ XIX sau Công Nguyên: Quyền bầu cử trở thành tiêu chuẩn đánh giá quyền tự do chính trị. Xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng lên án sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản là nguồn gốc của sự bất bình đẳng, đòi xây dựng một chủ nghĩa xã hội “công bằng, bình đẳng giữa người lao động và người quản lý lao động”.
• Giữa thế kỷ XIX sau Công Nguyên: Các bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp đề cao tự do dân chủ đã trở thành cấu trúc cơ bản của thể chế cộng hòa pháp quyền. Ra đời chủ nghĩa cộng sản khoa học.
Từ trái qua phải: Bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ năm 1776 sau Công Nguyên, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp năm
1789 sau Công Nguyên (Nguồn: histoire-image.org).
- Về văn hóa: Xuất hiện nhiều phim ảnh, tiểu thuyết, thơ ca,… xuất sắc.